Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Nghiện nhắn tin – Coi chừng bị bệnh đau cổ

Điện thoại di động là nguồn gốc của một căn bệnh thời đại mới: bệnh đau cổ mà người Anh gọi là “text-neck”. Bất cứ ai nghiện nhắn tin đều trải nghiệm ít nhiều cảm giác này do sai tư thế đầu khi sử dụng điện thoại.
Điều đáng lo là “text-neck” ngày càng phổ biến trong giới trẻ Âu-Mỹ. IRBMS, một viện nghiên cứu sức khỏe và y tế cấp vùng phía Bắc nước Pháp, cho biết “hơn 20% người sử dụng điện thoại di động cho biết họ dành từ hai đến bốn tiếng trong ngày để nhắn tin”. Đây là một xu hướng rất xấu cho sức khỏe. “Text-neck” là một bằng chứng hùng hồn.
Tại sao đau cổ?
Đầu tiên, cụm từ “text-neck” chỉ những cơn đau và mỏi cổ sau khi miệt mài nhắn tin. Ngữ nghĩa này sau đó đã được mở rộng để chỉ chứng đau cổ do sử dụng các loại thiết bị điện tử có màn hình, từ điện thoại thông minh đến máy tính bảng.
Nguyên nhân đau cổ được xác định là do màn hình không nằm ngang tầm mắt người sử dụng. Để xem, người sử dụng thường phải cuối mặt xuống, chiếc cằm gần chạm ngực khiến cần cổ bị cong. Đây là một tư thế rất có hại vì lâu ngày cơ cổ bị căng cứng, thậm chí các đốt xương cổ bị xô lệch.
Bác sĩ Lea Gluszak, chuyên gia về xương ở Paris, giải thích: “Đầu con người nặng trung bình từ 4,5 kg đến 5,5 kg. Cổ và vai chúng ta không thích hợp để chịu đựng sức nặng đó trong một thời gian dài”.
Ảnh minh họa:Internet
Sai tư thế cổ không phải là thủ phạm duy nhất. Tư thế cánh tay, cùi chỏ, bàn tay và ngón tay cũng góp phần của mình. Theo y học Trung Quốc, sự va chạm đầu các ngón tay lên một vật cứng ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Khi bạn bấm phím điện thoại di động bằng ngón tay cái, lòng bàn tay bị lật ngửa lên trời, cổ tay xoay chuyển không ngừng. Đây là một tư thế bất thường có thể làm đau nhức đầu ngón tay vì lúc đó cần cổ bạn bị căng cứng.
Ngoài ra, theo bác sĩ Pascale Rekeneire, chuyên gia về Shiatsu (xoa bóp kiểu Nhật), khi bạn nhắn tin hoặc đọc email, cơ mặt căng cứng và mắt nheo lại. Lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, điều này có thể khiến bạn đau cả đầu, đau nửa đầu mãn tính, mất ngủ, xây xẩm mặt mày và, trong vài trường hợp, bị loạn thị giác.
Làm gì để tránh ?
Không nên đợi đến đau cổ triền miên, phải hành động ngay bây giờ. Sau đây là vài mẹo hữu ích cho các bạn lỡ nghiện nhắn tin và chat.
-    Sau khi nhắn tin, chat, bạn nên xoay cổ vài vòng để làm giãn cơ bên cột sống.
-    Ngồi làm việc, cần giữ thẳng cột sống (không ngả ra đàng sau để tựa lưng), hai bàn chân giữ chặt trên mặt đất, cánh tay đặt trên bàn, cẩn cổ thẳng, màn hình để ngang tầm mắt.
-    Thường xuyên rời mắt khỏi màn hình nhìn ra xa để mắt được nghỉ ngơi và cần cổ trở về tư thế tự nhiên.
-    Sau hai tiếng làm việc với máy tính hoặc điện thoại di động nên rảo bước để làm giãn cơ chậu và hít thở sâu.

Suy nghĩ sai lầm về về bệnh quai bị

Mùa đông xuân là thời điểm bùng phát quai bị. Nhiều người cho rằng chỉ có trẻ con mới bị, khi đã bị biến chứng viêm tinh hoàn thì sẽ dễ vô sinh về sau.
Bệnh quai bị do virus gây nên, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt là trẻ ở tuổi học đường 5-6 tuổi. Bệnh rải rác quanh năm, nhưng thường gặp nhiều vào cuối đông, đầu xuân.
1. Trẻ trai mắc quai sẽ bị vô sinh
Diễn biến bệnh thường nhẹ, trẻ có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho, sau đó thấy sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên. 5-7 ngày sau bệnh có thể tự hết nếu diễn biến thông thường.
Đây là một bệnh lành tính, tỷ lệ biến chứng không nhiều, chỉ là một phần một nghìn. Trẻ trai có thể bị viêm tinh hoàn, xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm nặng hơn, sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, một trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh. Nhưng không phải trẻ nào bị viêm tinh hoàn cũng dẫn đến vô sinh, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết.
Khoảng 13% trẻ bị viêm tinh hoàn bị biến chứng vô sinh. Thực tế biến chứng này thường không hay xảy ra ở trẻ trước tuổi dậy thì.
Ngoài ra trẻ cũng có thể bị viêm não, màng não, với các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, ói mửa, cứng cổ... cũng có khi bị co giật. Biến chứng ở não thường gặp ở trẻ với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi sưng đau ở tuyến mang tai.
suy-nghi-sai-lam-ve-ve-benh-quai-bi
2. Dùng miếng cao dán để chữa bệnh
Khi con bị quai bị nhiều cha mẹ đi mua miếng cao dán vào phía mang tai để chữa. Tuy nhiên, theo phó giáo sư Dũng nó chỉ có tác dụng giảm đau chứ không làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh. Bệnh do virus gây nên, vì thế việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng đặc biệt là châm chọc ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Nếu trẻ sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol cũng có thêm tác dụng giảm đau. Hoặc có thể đắp ấp vùng tuyến mang tai để giảm đau.
3. Người lớn không bị bệnh
Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đáng chú ý những năm gần đây số bệnh nhân là người lớn ngày một nhiều hơn theo thống kê tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Đây đều là những ca nặng, đã có biến chứng như: viêm tụy cấp, viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm não... Vì thế quá trình điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trung bình thời gian điều trị tại viện 3-4 tuần. Trong 5 năm sau đó bệnh nhân phải được theo dõi biến chứng. Lý do vì người lớn chưa được tiêm ngừa hoặc đã được ngừa nhưng đã hết miễn dịch.
Bên cạnh đó, nhiều người vì nghĩ đã lớn thì sẽ không mắc các bệnh này nữa nên không có ý thức phòng. Trong khi đó theo phó giáo sư Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), virus theo đường hô hấp nên bệnh lây lan rất nhanh.
Chăm sóc bệnh tại nhà:
- Hạn chế tiếp xúc với người xung quanh cả người lớn và trẻ con, cách ly 10-14 ngày. Nguyên tắc nói bệnh lây ở trẻ con nhưng khi bố mẹ chăm sóc, virus do trẻ bắn ra thì người lớn có thể bị bệnh hoặc thành trung gian truyền bệnh.
- Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế chạy nhảy.
- Đồng thời chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng, súc miệng bằng nước sát khuẩn.
- Chế độ ăn thức ăn mềm, nấu chín kỹ, chia thành nhiều bữa, như nấu súp để người bệnh dễ ăn, đồ ăn lỏng.
- Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau...
Cách phòng bệnh tốt nhất là đưa trẻ trên 1 tuổi đi tiêm phòng. Trường hợp nào chưa tiêm mà đã bị thì không cần tiêm với điều kiện phải chẩn đoán chính xác.
Khi nào cần đưa trẻ đến viện:
- Bé trai có biểu hiện sưng, đau tinh hoàn, sờ rắn lại còn bé gái là đau bụng dưới, đau khi sờ nắn... Trẻ có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng.
- Bé thấy đau đầu, nôn... biểu hiện của viêm não - màng não
- Với những trẻ bị suy giảm miễn dịch như đang dùng corticoid, bị thận hư, khớp... nguy cơ bị biến chứng cao hơn.

Bệnh hôi nách có bị lây?

Bệnh hôi nách có bị lây?

Hôi nách chỉ xuất hiện khi đến sau tuổi dậy thì và bệnh này không lây.
Hôi nách chỉ xuất hiện khi đến sau tuổi dậy thì và bệnh này không lây, tuy nhiên bạn cũng không nên mặc chung quần áo với người khác để giữ vệ sinh và để tránh lây các bệnh ngoài da khác.
benh-hoi-nach-co-bi-lay
Để làm giảm bớt mùi hôi, người bị bệnh này nên tắm rửa hằng ngày với xà-bông (có loại xa-bông giúp làm giảm mùi hôi), cạo sạch lông nách, thoa lăn nách khủ mùi, giảm bài tiết mồ hôi, tránh ăn hành, tỏi, cà-ri, uống rượu.
Nên mặc áo rộng tay để thoáng khí và thay quần áo thường xuyên, vì mồ hôi khô trong quần áo cũng có thể gây mùi hôi.
Ngoài ra, còn có những phương pháp giải phẫu, chích độc-tố botox, và dùng thuốc trụ sinh để diệt vi-trùng ở nách. Những cách trị liệu này cần có bác sĩ chỉ định và theo dõi.

Bệnh thường gặp ở bàn chân

Bệnh thường gặp ở bàn chân

Bàn chân có nhiệm vụ chính là chống đỡ sức nặng cơ thể, đẩy cơ thể về phía trước. Bàn chân cũng có bệnh tật khiến cho con người không đi đứng được vì đau đớn.
Sau đây là một số bệnh tật thường thấy của bàn chân.
Ðau gót chân:
Ðau xảy ra khi ta vận động hoặc làm các công việc hàng ngày. Ðau gót chân thường thấy ở lớp người ngoài 40 tuổi mà lại hoạt động nhiều. Ở lớp tuổi này, sức đàn hồi của gân và dây chằng nơi gót chân đều giảm bớt. Với dấu hiệu chính là cảm giác đau ngầm đôi khi cách quãng ở dưới bàn chân hoặc chung quanh gót chân. Nếu không điều trị, cường độ đau tăng dần.
benh-thuong-gap-o-ban-chan
Viêm bao hoạt dịch ngón chân:
Ðây là sự sưng dầy và gây đau ở các mô bào chung quanh xương ngón chân cái. Nguyên nhân có thể là do thừa kế gia đình (bàn chân giao chỉ) hoặc đi giầy quá chật, gót quá cao.
Qua sự cọ xát với giầy, lớp mô này càng ngày càng dầy lên, gồ ghề, viêm và gây cảm giác đau. Lâu ngày, nếu không điều trị đi đứng sẽ bị khó khăn.
U dây thần kinh:
Một dây thần ở bàn chân có thể bị kẹp giữa hai ngón chân thứ ba và thứ tư vì mang giầy quá chật, bóp xương các xương vào với nhau. Lâu ngày, dây thần kinh đó phản ứng lại bằng cách tạo ra một cục u, gây ra đau. Cảm giác đau lan cả xuống các ngón chân.
Chai cứng da:
Chai là một vùng da ở trên hoặc giữa hai ngón chân dầy cứng lên. Ngón chân cái và ngón út thường hay bị chai. Chai cũng thấy ở gót chân. Nếu chai quá dầy và gây đau, khó khăn đi lại, nên tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Ngón chân búa:
Ngón chân búa là một trong nhiều loại biến dạng của ngón chân. Ngón chân bất thường cong xuống như hình chữ C hoặc cụp xuống như móng chân chim, vì các sợi gân của ngón chân co lại, kéo đầu ngón chân xuống và khớp lại cong lên. Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng tới dây thần kinh bàn chân cũng có thể là rủi ro gây ra biến dạng ngón chân.
Mụn cóc bàn chân:
Mụn cóc thường thấy ở lòng bàn chân và do một loại virus gây ra. Virus có ở nơi ẩm ướt, người nhiễm phải khi đi chân đất. Thường thường mụn cóc trên da ở các nơi khác mọc ra ngoài, nhưng ở bàn chân lại mọc sâu vào trong vì sức nặng cơ thể đè lên bàn chân. Do đó, cảm giác đau mạnh hơn khi đi đứng.
Bệnh nấm ngón chân:
Nấm thông thường tấn công bàn chân thuộc nhóm Trichophyton. Bàn chân luôn luôn ngứa ngáy khó chịu với các mụn nước, da chóc, nứt nẻ, mùi hôi. Có thể giải quyết nấm với bột thuốc chống nấm hoặc kem chống nấm có hoạt chất clotrimazole, theo sự chỉ định của bác sĩ.
Móng chân mọc trong da:
Do cạnh móng chân mọc lẹm vào trong da thịt, gây ra đau và có thể nhiễm vi khuẩn. Ngón chân cái thường hay bị bệnh hơn các ngón khác. Trường hợp bệnh nhẹ, ngâm bàn chân trong nước ấm khoảng 15 phút cho da và móng mềm và loại hết mủ dưới móng.
Ngoài ra, một số thay đổi khác xuất hiện trên bàn chân cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh như: Sưng phù một bàn chân có thể là do huyết cục tĩnh mạch nằm sâu hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết; Sưng phù hai bàn chân trong bệnh tim, thận, gan; Ðầu ngón chân và cổ chân đau, nóng và đỏ trong bệnh thống phong (gout)...
Bởi vậy, bàn chân cũng cần được chăm sóc chu đáo như đi giày dép phù hợp, vệ sinh đôi bàn chân... để chân luôn luôn trong tình trạng tốt lành.

Nhận biết và phòng ngừa đứt dây chằng khi chơi thể thao

Một chấn thương khá phổ biến trong khi chơi thể thao là đứt dây chằng. Nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý để lại những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Thế nhưng không phải ai cũng biết mình đang gặp chấn thương này hoặc có những cách xử lý không phù hợp để lại những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Theo BS Ngô Thành Ý, khoa y học thể thao BV Nhân dân 115 (TP.HCM), những môn thể thao có tính đối kháng như đá bóng, bóng rổ, võ thuật... dễ bị đứt dây chằng nhất vì thường xuyên xảy ra những va chạm mạnh.
Không biết bị đứt dây chằng
Anh Lê Hồ Minh Bằng (Q.6, TP.HCM) là bệnh nhân mới được phẫu thuật nối dây chằng tại khoa y học thể thao BV Nhân dân 115 (TP.HCM). Anh Bằng cho biết tháng 7 năm ngoái trong một lần đá bóng, khi bị chấn thương anh nghe khớp gối của mình kêu một tiếng rắc rất giòn, sau đó đầu gối sưng vù, đau và không co lại được.
Anh Bằng chỉ uống một vài loại thuốc, sau đó gối bớt sưng và giảm đau dần nên anh nghĩ mình đã khỏi. Hơn một năm nay anh Bằng vẫn đi lại được nhưng rất khó đi khi lên cầu thang và không thể chơi thể thao được.
Gần đây, anh cảm nhận chân mình ngày càng yếu đi, teo lại và bắt đầu đau nhức mà không rõ nguyên nhân. Mãi tới lúc khám ở BV Nhân dân 115 để kiểm tra mới biết mình bị đứt dây chằng khớp gối khá lâu. Bệnh viện phải phẫu thuật nối dây chằng bằng phương pháp nội soi cho anh Bằng.
Theo BS Ngô Thành Ý, đứt dây chằng khớp gối khi chơi thể thao là chấn thương có xu hướng gia tăng. Điều đáng lưu ý có rất nhiều người không hề biết mình bị đứt dây chằng. Bởi vì khi bị đứt dây chằng khớp gối chỉ sưng một thời gian, sau đó hết sưng và bệnh nhân vẫn đi lại được, không có biểu hiện đau nhiều, chỉ khó khăn trong chơi thể thao và vận động mạnh. Biểu hiện đau nhức chỉ xuất hiện khi các phần xung quanh khớp gối như sụn chêm, sụn khớp bị tổn thương.
BS Thành Ý cho biết dây chằng và cơ có tác dụng giữ cho khớp gối được vững chắc, dây chằng đóng vai trò đến 70% trong việc giữ vững khớp gối. Trong số các dây chằng quanh khớp gối thì dây chằng chéo trước đóng vai trò chủ lực, chịu tải nhiều nhất nên rất dễ bị đứt khi gặp những va chạm. Nếu dây chằng đứt mà không được phẫu thuật tái tạo kịp thời thì khớp gối sẽ bị xộc xệch, lâu ngày khớp sẽ dần bị tổn thương và thoái hóa nghiêm trọng.
nhan-biet-va-phong-ngua-dut-day-chang-khi-choi-the-thao
Muốn tránh, chớ nhậu
Bác sĩ Ý cho biết ngày càng nhiều người có điều kiện chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người chơi thể thao không đúng cách, không có phương tiện bảo vệ khi chơi, sân bãi và thời gian chơi cũng không phù hợp thì rất dễ dẫn đến chấn thương, trong đó có đứt dây chằng.
Để hạn chế bị đứt dây chằng, theo bác sĩ Thành Ý, ngoài việc khởi động kỹ và đúng cách để gân cũng như cơ sẵn sàng vào cuộc, nên chơi thể thao vào buổi sáng hoặc giờ chính, tránh chơi buổi trưa hoặc buổi tối, vì khi đó cơ thể đang mệt mỏi cần được nghỉ ngơi. Sau khi chơi thể thao nên đi lại nhẹ nhàng, thả lỏng để đưa cơ thể về trạng thái ổn định rồi mới chuyển qua hoạt động khác.
Một thói quen phổ biến của nhiều người chơi thể thao là sau khi chơi thường rủ nhau đi nhậu lai rai. Đây là một thói quen không những ảnh hưởng xấu cho các bộ phận cơ thể như tim mạch, não, thận, gan... mà còn làm cho cơ mệt mỏi. Khi cơ mệt mỏi, nhiệm vụ giữ vững khớp gối dồn hết "trách nhiệm" cho dây chằng, làm dây chằng ngày càng yếu đi và rất dễ bị đứt dù chỉ gặp những va chạm nhẹ.
Một số lưu ý
Bác sĩ Ý cho biết khi va chạm mà nghe tiếng rắc trong khớp, không thể đi lại bình thường, khớp bắt đầu sưng lên và đau cần nghĩ ngay đến đứt dây chằng.
Gặp tình huống này cần nhanh chóng chườm đá lạnh, nẹp gối cố định và đến bác sĩ để được thăm khám. Tuyệt đối không thoa dầu nóng hay đắp thuốc lá vào chỗ sưng vì sẽ làm mạch máu tại đó giãn ra, gây nên tình trạng chảy máu nhiều hơn, thậm chí có thể gây bỏng da do quá nóng.
"Có nhiều bệnh nhân bị đứt dây chằng nhưng không đến bác sĩ mà ở nhà tự ý đắp thuốc lá. Khi đến bệnh viện thì vùng da ở chỗ chấn thương đã bị bỏng", bác sĩ Ý nói.
Khi bệnh nhân được xác định đứt dây chằng, các bác sĩ sẽ tiến hành mổ để tái tạo dây chằng. Hiện phương pháp mổ nội soi được áp dụng chủ yếu. Hai ngày sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể xuất viện, đi lại được, nhưng để phục hồi hoàn toàn thì cần tập phục hồi chức năng sáu tháng sau phẫu thuật.
Những bài tập này được các bác sĩ hướng dẫn và lên lịch hợp lý. Sau thời gian tập phục hồi chức năng, bệnh nhân nên đến bác sĩ kiểm tra xem mình có thể chơi thể thao được hay chưa vì việc phục hồi còn tùy từng người khác nhau.
Cuối cùng BS Ngô Thành Ý nhấn mạnh: có ba đối tượng không nên phẫu thuật tái tạo dây chằng. Đó là người trên 60 tuổi, người có các bệnh nội khoa chống chỉ định với phẫu thuật vì khi mổ có thể gây ra những tai biến.
Trẻ em dưới 15 tuổi, ở độ tuổi này băng sụn tiếp hợp đang phát triển, nếu phẫu thuật sẽ làm lệch chiều cao giữa hai chân. Những trường hợp này nên dùng nẹp để gối vững hơn, có chương trình tập luyện riêng, tạo điều kiện cho cơ và các dây chằng khác xung quanh khớp gối mạnh lên. Với trường hợp trẻ em, khi đã trưởng thành có thể phẫu thuật để tái tạo dây chằng.

Đề phòng mẩn ngứa da mùa lạnh

Đề phòng mẩn ngứa da mùa lạnh

Theo các bác sỹ, mẩn ngứa da là một bệnh thường hay gặp vào mùa đông.
Hiện trung bình mỗi ngày Khoa Khám bệnh, BV Da liễu TƯ tiếp nhận khám cho khoảng trên 200 bệnh nhân thuộc đủ mọi lứa tuổi vì bị mẩn ngứa da.
Người lớn, trẻ em đều bị bệnh
Tại phòng khám do BS Nguyễn Thành phụ trách ở BV Da Liễu TƯ, dù chưa hết buổi sáng số bệnh nhân đến khám đã lên đến hơn 60 người. Chị Nguyễn Thị Dơn (ở đường Thổ Quan 1, quận Đống Đa) đang chờ đến lượt khám cho biết: Cứ đến mùa rét, chị lại khốn khổ vì ngứa, nhất là vùng đùi và chân. Thấy da khô, chị mua kem dưỡng ẩm thoa lên chỗ ngứa vẫn không có tác dụng. Nghĩ do mồ hôi gây ngứa vì mặc nhiều áo nên chị thường xuyên tắm nước nóng và dùng xà phòng xát vào chỗ bị ngứa mà… vẫn ngứa. Không chịu được, chị gãi đến sạm cả đùi để giải tỏa cơn ngứa. Kết quả là càng gãi, những chỗ ngứa càng ngứa hơn.
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng bị mẩn ngứa do thời tiết thay đổi. Cháu Hoàng Văn Trung (Hà Đông, Hà Nội) được mẹ đưa vào khám với hai bên má sưng nhẹ và đỏ ửng như bôi son. Mẹ của cháu cho biết, da của bé rất nhạy cảm nên dễ bị dị ứng khi thời tiết thay đổi. Trước đó một tuần trên má cháu nổi vài chấm đỏ, tưởng cháu chỉ bị nẻ nên chị mua nước muối rửa cho con nhưng không đỡ. Vết đỏ trên má cháu ngày càng lan rộng, chị lại mua thuốc mỡ tra mắt để bôi nhưng được một hôm thì da má cháu bị dị ứng, sưng phồng lên, đau rát.
"Ngứa do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số người, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Song người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc, tránh để da bị viêm. Khi ra ngoài trời lạnh, cần đeo găng tay, đội mũ để tránh lạnh và bảo vệ da khỏi bốc hơi nước. Ngoài ra cần ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo", BS Đinh Doãn Thạch nói.
Theo BS Nguyễn Thành, vào mùa đông thường hay gặp ngứa do dị ứng thời tiết và viêm da cơ địa. Khi dị ứng trên da sẽ nổi những nốt sần, phù, màu đỏ và gây ngứa những phần hở, từ đó có thể lan toàn thân. Nguyên nhân do mùa lạnh tuyến mồ hôi ít hoạt động làm da khô, người bệnh lại lười uống nước nên lượng nước cung cấp cho da bị thiếu. Triệu chứng khô da sẽ kích thích dây thần kinh ở đầu mút da khiến cho người bệnh gặp phải triệu chứng da khô mốc lên, gây ngứa toàn thân.
BS Đinh Doãn Thạch, Trưởng Khoa khám bệnh (BV Da liễu Hà Đông) cho biết một nguyên nhân nữa là do mùa đông giá lạnh, nhất là nhiệt độ giữa ngày và đêm thay đổi lớn làm kích thích cơ địa ở những người có sức khỏe yếu, làn da mẫn cảm gây dị ứng da. Nhiều trường hợp vào khám trong tình trạng da bị dị ứng nặng, vết viêm da bị nhiễm trùng do người bệnh chủ quan không chữa trị ngay hoặc tự mua thuốc điều trị không đúng chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc…
de-phong-man-ngua-da-mua-lanh
Những thói quen xấu tăng ngứa
Theo BS Thạch, thói quen xấu trong chăm sóc da mùa đông sẽ làm chứng ngứa da nặng hơn nhiều. Chẳng hạn như tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng. Việc tắm quá nhiều càng khiến da bị khô, nên mỗi ngày tắm một lần là tối đa trong mùa lạnh, những người da quá khô chỉ nên tắm 3 - 4 lần/ tuần. Tắm nước quá nóng và quá lâu sẽ làm mất hết các chất nhờn bảo vệ da, làm da mau khô và nứt nẻ. Mùa lạnh chỉ nên tắm bằng nước đủ ấm. Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, an toàn nhất là dùng kem dành cho trẻ em. Việc sử dụng hóa chất, xà phòng tẩy rửa cũng sẽ càng làm ngứa tăng thêm.
Một thói quen nữa cũng rất có hại cho da trong mùa đông là uống ít nước. Mùa đông thậm chí da còn cần nhiều nước hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là thao tác đơn giản nhất để bù nước cho da.
BS Nguyễn Thành khuyến cáo, người bị dị ứng cơ địa thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Bởi vậy khi thời tiết thay đổi cần chú ý giữ nhiệt độ cho cơ thể, khi ngủ không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa. Đặc biệt, khi thấy da có biểu hiện bị dị ứng, sẩn ngứa thì không được chủ quan, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ vết dị ứng, không chà xát mạnh quanh vết dị ứng để tránh bị nhiễm trùng. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn cần sớm đến bệnh viện chuyên khoa khám, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.
Việc sử dụng máy sưởi thường xuyên cũng chính là tác nhân khiến da bị mất nước, làm da bị khô và ngứa. Bạn nên dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng chỉ nên ở mức 22 - 30oC đừng để quá nóng. Người có cơ địa dị ứng cần tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, bố... Tránh mặc quần áo quá chật kẻo da bị cọ xát, dễ gây kích thích tại chỗ. Những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua... cũng cần hạn chế ăn.

Phòng tránh trướng hơi, đầy bụng

Phòng tránh trướng hơi, đầy bụng

Dù là triệu chứng phổ biến do nhịp độ ăn uống, do thực phẩm không đảm bảo hay hệ tiêu hóa kém, thì trướng hơi là những chứng bệnh rất khó chịu.
Nóng rát dạ dày: Các triệu chứng thường xảy ra 2 giờ sau một bữa ăn tối thịnh soạn. Khi nằm có thể gây trào ngược nên cơn đau sẽ xuất hiện vào ban đêm.Stresscũng là một yếu tố gây đau dạ dày. Có khi những người mắc chứng trào ngược thường cảm thấy dễ chịu vào cuối tuần, khi được nghỉ ngơi.
Theo Santé thì cách nhẹ nhàng nhất là thay đổi thói quen ăn uống có thể làm biến mất cảm giác nóng rát dạ dày trong vòng 4 tuần. Lời khuyên ở đây là hỗ trợ tăng cường sức chịu đựng của niêm mạc bằng cách giảm tạo áp lực cho dạ dày với các thực phẩm kháng ô xy hóa như rau củ quả, rau mầm hấp hơn là đồ chiên xào, nướng và ăn sống; không uống quá 2 ly sữa mỗi ngày. Nhai kỹ hơn một chút và bữa tối nên nhẹ nhàng, ít chất lỏng, ăn trước giờ ngủ ít nhất là 2 tiếng đồng hồ.
phong-tranh-truong-hoi-day-bung
Đường ruột yếu: Các triệu chứng thường gặp là đau bụng, khó chịu, đầy hơi, rối loạn chuyển hóa (táo bón hay tiêu chảy hoặc xen kẽ cả hai). Những triệu chứng này kéo dài quá 6 tháng và gây khó chịu cho bạn ít nhất là 3 ngày trong tháng, thì chắc chắn rằng bạn đang mắc chứng dị ứng đường ruột.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ là nguyên nhân gây nên chướng hơi do khó tiêu, kể cả thành phần gluten, lactose và đường công nghiệp. Vì vậy, khi mắc bệnh đường ruột yếu, nên chọn thực phẩm ít chất xơ, không chứa gluten và lactose.

Bí quyết phòng tránh bệnh nhức đầu

Vài mẹo giúp bạn tránh được nhức đầu - một chứng đau chẳng dễ chịu chút nào.
Tránh nghiến răng:
Trừ phi bạn đang ăn hoặc nhai. Chỉ cần khép miệng mà không để 2 hàm răng đụng nhau trèo trẹo và cứ giữ như thế.
bi-quyet-phong-tranh-benh-nhuc-dau
Tập thể dục cho miệng:
Thường xuyên có những bài tập cho miệng, như mở miệng to và xoay tròn khuôn miệng. Ban đầu bạn có thể nghe vài tiếng lách cách, nhưng những tiếng động này sẽ biến mất sau những lần tập kế tiếp.
Bỏ thói quen nhíu lông mày:
Nếu bạn luôn có tật nhíu đôi lông mày lại với nhau, hãy ngừng ngay chuyện đó. Đây có thể là nguyên nhân khiến bạn tối ngày bị chứng nhức đầu hành hạ.
Thử mát xa đầu:
Khi đau đầu, thử dùng tay mát xa những phần đang nhức để xem cơn đau có bớt không. Từ đó, xác định điểm có thể thư giãn các cơ căng cứng, giúp bạn giảm đau nhanh chóng.
Tập thể dục thường xuyên:
Không gì có thể thay thế được tập luyện. Tập thể dục có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề bệnh tật thông thường, từ cảm mạo, nhức đầu đến ho hen. Đây là phương pháp chữa trị hiệu quả nhất và cơn nhức đầu sẽ bay biến ngay khi một người tập luyện chăm chỉ và đều đặn.
Bổ sung đủ nước:
Trong hầu hết trường hợp, uống nước có thể giúp bạn bớt nhức đầu, do cơn đau nhức này có thể là kết quả của quá trình mất nước. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng có thể gây nên vấn đề, vì nó làm giảm chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Nguyên nhân sức khỏe bình thường mà vẫn hiếm muộn

Có một vài phụ nữ chu kỳ nguyệt san thường xuyên đầy đủ, không có dấu hiệu bất thường trong các chu kỳ nhưng quan hệ vợ chồng thường xuyên mà vẫn hiếm muộn.
Vậy nguyên nhân do đâu?
Tuổi tác
Đối với phụ nữ sau tuổi 35 và nam giới sau tuổi 40 có thể sau khi kết hôn phải mất một thời gian dài nỗ lực để có được em bé, vì khi chúng ta ở sau độ tuổi này thì khả năng sinh sản của chúng ta đã bị giảm đi nhiều so với trước đó. Đặc biệt phụ nữ sau 35 tuổi có thể không chỉ ảnh hưởng đến là tần số của sự rụng trứng mà chất lượng trứng và khả năng thụ thai cũng giảm. Bạn có thể rụng trứng mỗi tháng, nhưng những quả trứng và hormone của bạn có thể ít hơn và không lý tưởng cho việc thụ tinh.
nguyen-nhan-suc-khoe-binh-thuong-ma-van-hiem-muon
Vô sinh nam
Phụ nữ có thể có đầy đủ điều kiện để mang thai và sinh đẻ khỏe mạnh nhưng biết đâu nguyên nhân vô sinh lại ở chính người chồng vì theo kết quả nghiên cứu: nguyên nhân vô sinh về phía nữ giới chiếm 30 %, nam giới cũng có tỉ lệ vô sinh tương đương 30% còn 40 phần trăm còn lại được xác định là do cả hai phía hoặc nguyên nhân khác.
Ống dẫn trứng bị chặn, tử cung hoặc do cấu trúc dạ con
Đối với những phụ nữ vô sinh - hiếm muộn: rụng trứng không thường xuyên chiếm khoảng 25% đến 30% trường hợp vô sinh nữ, phần còn lại là do các vấn đề như ống dẫn trứng bị chặn, tử cung hoặc vấn đề cấu trúc màng trong dạ con. Điều đó lý giải tại sao có những phụ nữ vẫn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, không bao giờ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường, nhưng điều đó không đảm bảo khả năng sinh sản.
Bệnh tật
Một vấn đề y tế cơ bản có thể dẫn đến vô sinh ở cả nam giới và phụ nữ. Ví dụ, vấn đề với tuyến giáp hoặc bệnh tiểu đường không được chẩn đoán đều có thể dẫn đến vô sinh hoặc một chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể là nguyên nhân vô sinh.
Vô sinh không rõ nguyên nhân
Đối với 25% đến 30% các cặp vợ chồng vô sinh, lý do đằng sau vô sinh là không bao giờ được tìm thấy. Có thể đây là hạn chế của kỹ thuật chẩn đoán và tay nghề chẩn đoán của đội ngũ y bác sỹ. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số cặp vợ chồng vô sinh không tìm được lý do và khi họ kết hôn với người khác thì cả hai lại có con bình thường (trường hợp này có thể được lý giải là môi trường bên trong của người vợ không hợp để cho tinh trùng của người chồng trú ngụ và thụ tinh).
Thông điệp đến bạn
Bạn thân mến, khi bạn cố gắng để có thai, chu kỳ của bạn có vẻ rất hoàn hảo nhưng bạn nỗ lực trong 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng vẫn chưa có tín hiệu của thai kỳ, bạn đừng nên nản chí mà nên đi khám hiếm muộn, nếu kết quả khám cả hai vợ chồng đều đảm bảo sức khỏe sinh sản để thụ thai thì bạn và chồng bạn đừng nên nản chí, hãy cố gắng biết đâu bé yêu muốn thử thách chúng ta.
Hãy vun đắp hạnh phúc gia đình để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho bé, đợi chờ thêm 1, 2 năm nữa không có gì là muộn nếu chúng ta muốn có sản phẩm thiêng liêng từ tình yêu trọn vẹn này.

Nguyên nhân gây triệu chứng mệt mỏi

Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng mệt mỏi ở một số người có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân thuộc tâm lý và thể chất.
Dưới đây là 14 nguyên nhân được xem là phổ biến nhất gây nên tâm trạng mệt mỏi cùng cách hóa giải.
1. Ngủ không đủ giấc:
Việc thiếu ngủ được đánh giá là nguyên nhân hiển nhiên gây mệt mỏi. Tình trạng này có thể tác động tiêu cực đến sự tập trung và sức khỏe của bạn. Theo các chuyên gia, những người lớn cần bảo đảm ngủ đủ giấc từ bảy tới tám giờ mỗi đêm.
Bạn cần sắp xếp thời gian biểu sao cho giấc ngủ phải được ưu tiên lên hàng đầu. Không nên sử dụng laptop, điện thọai di động hoặc các thiết bị điện tử khác khi đã vào giường ngủ. Nếu sau khi áp dụng những phương pháp trên bạn vẫn cảm thấy trằn trọc, khó ngủ, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ, vì có thể bạn đã bị chứng rối loạn giấc ngủ.
2. Chứng ngưng thở khi ngủ:
Không ít người cho rằng họ thường xuyên ngủ đủ giấc. Nhưng đôi khi họ không chú ý đến sự tác động của chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Tình trạng này khiến họ bị ngừng thở nhiều lần trong đêm. Mỗi lần ngừng thở sẽ đánh thức họ dậy một lát. Kết quả là thiếu ngủ, bất kể họ đã trải qua đủ tám giờ trên giường.
Để ngăn ngừa, bạn cần phải giảm cân nếu thuộc dạng thừa cân, bỏ thuốc lá và sử dụng các dụng cụ trợ thở để giúp cho quá trình hô hấp trong lúc ngủ diễn ra bình thường.
3. Thiếu năng lượng:
Tình trạng ăn quá ít có thể gây nên tâm trạng mệt mỏi, nhưng việc ăn các loại thực phẩm kém dinh dưỡng cũng là vấn đề. Bạn cần áp dụng một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng để giúp ổn định mức đường huyết và ngăn ngừa tình trạng uể oải khi mức đường huyết trong cơ thể sụt giảm.
Để ngăn ngừa, bạn luôn đảm bảo ăn bữa điểm tâm và cung cấp đủ protein cũng như các loại carbohydrat phức hợp trong bữa ăn. Chẳng hạn, ăn trứng với bánh mì làm bằng ngũ cốc nguyên chất. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên ăn các bữa ăn phụ khác trong ngày để giúp cung cấp năng lượng liên tục cho cơ thể.
4. Thiếu máu:
Theo giới chuyên môn, bệnh thiếu máu là nguyên nhân dẫn đầu gây nên triệu chứng mệt mỏi ở phụ nữ. Tình trạng mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến việc cơ thể thiếu chất sắt, khiến nhiều chị em dễ đối diện với nguy cơ thiếu máu. Các hồng huyết cầu rất cần thiết vì chúng có nhiệm vụ vận chuyển oxy tới các mô và các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, khi thiếu máu sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ chức năng của cơ thể.
Để ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt, bạn cần cung cấp vào cơ thể thành phần bổ sung hoặc ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc, gan, tôm, cua, các loại đậu và ngũ cốc…
nguyen-nhan-gay-trieu-chung-met-moi
5. Phiền muộn:
Có thể bạn nghĩ chứng phiền muộn cũng giống như tình trạng rối loạn cảm xúc, tuy nhiên, nó còn gây ra nhiều biểu hiện khác liên quan đến thể chất, như mệt mỏi, nhức đầu và ăn không ngon miệng. Nếu bạn cảm thấy tình trạng mệt mỏi và kiệt sức kéo dài lâu hơn hai tuần, hãy đến bệnh viện kiểm tra.
Để ngăn ngừa, bạn cần áp dụng tâm lý liệu pháp hoặc sử dụng các loại thuốc chống phiền muộn.
6. Sụt giảm chức năng tuyến giáp:
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở vùng cổ, có chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như tốc độ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả sẽ khiến tốc độ chuyển hóa diễn ra chậm, bạn có thể có cảm giác uể oải và tăng cân.
Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra máu, xác định là các loại hormon trong tuyến giáp bị sụt giảm. Để ngăn ngừa, bạn cần bổ sung các loại hormon tổng hợp vào cơ thể nhằm giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa và lúc đó, chứng mệt mỏi của bạn sẽ tự tiêu trừ.
7. Tiêu thụ nhiều cafein:
Khi nạp cafein với liều lượng vừa phải, bạn có thể cải thiện trạng thái tỉnh táo và duy trì sự tập trung. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều cafein, nhịp tim và huyết áp có thể tăng cao, đồng thời xuất hiện cảm giác bồn chồn. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiêu thụ quá nhiều cafein thực sự gây mệt mỏi với nhiều người.
Để ngăn ngừa, bạn nên cắt giảm tiêu thụ từ từ các loại cà phê, trà, sôcôla, các loại rượu nhẹ và các loại thức uống có chứa chất cafein. Bạn đừng nên bỏ cái "rụp", vì như thế có thể khiến cơ thể bạn đối diện với triệu chứng thiếu vắng cafein dẫn đến mệt mỏi hơn.
8. Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Nếu đã từng bị bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu, bạn có thể quen dần với cảm giác đau rát khi đi tiểu. Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ gây ra những triệu chứng hiển nhiên như thế. Trong vài trường hợp, người bệnh có thể kèm theo biểu hiện mệt mỏi. Qua việc kiểm tra nước tiểu, các bác sĩ có thể xác định bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Để chữa trị, bạn cần uống các loại thuốc kháng sinh và tâm trạng mệt mỏi thường sẽ dứt trong vòng một tuần sau đó.
9. Đái tháo đường:
Những người bị bệnh đái tháo đường thường có mức đường huyết cao bất thường, thay vì lượng đường đó phải nằm ở trong các tế bào của cơ thể, nơi mà nó sẽ được chuyển hóa thành năng lượng. Kết quả là cơ thể sẽ cạn kiệt năng lượng mặc dù bạn đã cung cấp đủ liều lượng đường vào cơ thể mỗi ngày. Nếu bạn có cảm giác mệt mỏi không thể giải thích, kéo dài, hãy đến bệnh viện tiến hành kiểm tra máu xem có bị đái tháo đường hay không và điều trị kịp thời.
Để ngăn ngừa, bạn cần thay đổi lối sống, chế độ ăn, luyện tập thể chất, áp dụng liệu pháp insulin và uống thuốc để trợ giúp cơ thể trong việc xử lý, dung nạp đường một cách hiệu quả.
10. Mất nước:
Chứng mệt mỏi của bạn có thể là dấu hiệu báo động cơ thể bị mất nước. Bất cứ khi nào bạn đang làm việc, dù ở ngoài trời hay trong phòng, bạn cũng cần bổ sung nước để giúp các cơ quan trong cơ thể vận hành hiệu quả và giữ mát. Trong trường hợp bạn cảm thấy khát, lúc đó cơ thể bạn đã bị mất nước.
Để ngăn ngừa, bạn nên uống đủ nước vào các thời điểm trong ngày. Và cách nhận diện khi cơ thể đủ nước là nước tiểu của bạn trong hoặc có màu vàng nhạt. Hãy uống ít nhất hai ly nước trong mỗi giờ và uống nhiều hơn trước khi bắt đầu luyện tập thể chất. Ngoài ra, bạn cũng cần uống thêm nước trong lúc luyện tập và uống hai ly nữa sau khi hoàn thành bài tập.
11. Bệnh tim:
Khi triệu chứng mệt mỏi tấn công trong lúc bạn đang thực hiện các hoạt động như lau nhà hoặc lên cầu thang, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim và bạn cần phải ngừng ngay công việc. Nếu bạn cảm thấy vô cùng khó khăn để hoàn thành một công việc hoàn toàn dễ dàng đối với bạn trước đây, hãy đến bệnh viện kiểm tra và điều trị, vì có thể bạn đã bị bệnh tim.
Để chữa trị, bạn cần thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và áp dụng các phương pháp chữa bệnh, nhằm giúp kiểm soát bệnh tình và hồi phục năng lượng.
12. Rối loạn giấc ngủ:
Tình trạng làm việc về đêm hoặc thay ca luân phiên có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi trong lúc cần phải duy trì sự tỉnh táo về đêm, đồng thời bạn sẽ gặp những vấn đề về giầc ngủ vào ngày hôm sau.
Để chữa trị, bạn cần giới hạn tiếp xúc với ánh sáng ban ngày khi nghỉ ngơi. Tạo cho căn phòng ngủ của bạn đủ độ tối, im lặng và mát mẻ. Nếu sau khi thực hiện những biện pháp trên bạn vẫn cảm thấy khó ngủ, hãy trao đổi với bác sĩ. Các loại thực phẩm hoặc thuốc có thể có ích cho bạn.
13. Dị ứng thực phẩm:
Các chuyên gia tin rằng, tình trạng dị ứng thực phẩm tiềm ẩn có thể khiến bạn có cảm giác buồn ngủ. Nếu triệu chứng mệt mỏi gia tăng sau bữa ăn, có thể bạn đã bị ảnh hưởng do phản ứng khi cơ thể không dung nạp một vật gì đó mà bạn đã ăn phải nhưng không đủ mạnh để gây ngứa hoặc phát ban, mà chỉ khiến bạn có cảm giác mệt mỏi.
Để ngăn ngừa, bạn cần phải loại trừ các loại thực phẩm mà sau khi ăn, bạn nhận thấy cảm giác mệt mỏi gia tăng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp kiểm tra dị ứng thực phẩm để phát hiện chính xác nguyên nhân.
14. Nhức mỏi toàn thân:
Trong trường hợp bạn bị mệt mỏi kéo dài hơn sáu tháng và mức độ nghiêm trọng đến nỗi không thể thực hiện được các hoạt động hàng ngày, có thể bạn đã mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc hội chứng nhức mỏi toàn thân. Cả hai hội chứng trên gây ra nhiều biểu hiện, nhưng bạn có thể thấy sự kiệt sức kéo dài.
Trong khi không có cách điều trị nhanh chóng cho hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc hội chứng đau nhức toàn thân, việc thay đổi thời gian biểu trong sinh hoạt hàng ngày có thể mang lại lợi ích. Đồng thời, bạn cần thực hiện các thói quen giúp ngủ tốt và bắt đầu luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Xử lý khi bị cước chân tay mùa lạnh

Trong cái rét xé da cắt thịt, rất nhiều người bị cước chân tay, ngứa ngáy và đau đớn.
Dấu hiệu của cước là các đầu ngón chân và tay sưng đỏ, ngứa ngáy như bị kim châm, thậm chí đau đớn, phồng rộp, đôi khi tê dại, bóp mạnh không có cảm giác. Chân tay của những người bị cước thường lạnh như đá, thậm chí nếu ngồi điều hoà ở nhiệt độ quá thấp cũng có hiện tượng cước nhẹ.
Đặc biệt những người làm đồng ruộng, do thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với nước và đất khi thời tiết lạnh thì bệnh tình lại càng trở nên thê thảm hơn.
xu-ly-khi-bi-cuoc-chan-tay-mua-lanh
Bị cước chân tay chủ yếu là do trời lạnh khiến các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng. Khi được làm ấm đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ, dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cản trở sinh hoạt, lao động, vì vậy hãy làm theo phương pháp sau để phòng tránh và chữa trị  bệnh cước:
Giữ ấm cho chân, tay tránh tình trạng để chân tay không có đồ bảo hộ ra giữa trời giá rét. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp chân tay với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa. Đối với nông dân bắt bộc phải đi làm đồng cần có đồ bảo hộ như găng tay, ủng chân.
Giữ gìn vệ sinh ngay cả khi trời lạnh, tắm rửa bằng nước ấm, tích cực uống nước, ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh,  ăn đủ chất dinh dưỡng nhất là những chất giàu protein, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào.
Cước không chỉ bị ở riêng tay chân mà còn xuất hiện cả ở tai và mũi, vì vậy cần giữ ấm toàn cơ thể, sưởi ấm sau khi nhiễm lạnh. Hàng ngày, trước khi đi ngủ nên ngâm chân, tay bằng nước ấm có muối, gừng. Ngâm khoảng 15 phút sẽ giúp lưu thông máu và làm ấm chân tay.
Khi phát cước không được gãi mạnh chỉ nên xoa nhẹ nhàng tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng. Nếu bị quá nặng không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến cơ sở y tế để được  khám chữa kịp thời, tránh các biến chứng xấu xảy ra.

8 Nguyên nhân làm bạn ho kéo dài trong mùa lạnh

Căng thẳng, không uống đủ nước, lạm dụng thuốc xịt thông mũi... có thể là nguyên do làm cơn ho của bạn kéo dài trong mùa đông.
1. Viêm đường hô hấp sau cảm lạnh, cúm
Nguyên do phổ biến nhất của chứng ho mãn tính là di chứng của một cơn cảm lạnh hoặc nhiễm trùng virus, Norman H.Edelman thuộc Hiệp hội Phổi Mỹ cho biết. Đa số các triệu chứng cảm có thể biến mất sau vài ngày nhưng cơn ho thì có thể đeo bám bạn tới vài tuần, thậm chí vài tháng bởi virus có khả năng làm đường hô hấp của bạn bị sưng và nhạy cảm. Chứng này có thể kéo dài mãi dù virus không còn.
2. Các vấn đề sức khoẻ tiềm tàng
Dị ứng và hen suyễn là những nguyên do thông thường làm bạn bị ho. Một trận cảm lạnh có thể dẫn tới hen suyễn. Một số người cho biết, họ bị hen trong suốt thời gian bị cảm lạnh.
Ngoài ra, chứng trào ngược axit và ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây ho mãn tính. Rất may là các chứng này đều có thể chữa được. Bạn hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu bạn có các triệu chứng trào ngược axit như ợ hơi, ợ nóng, nôn mửa hoặc các triệu chứng ngừng thở khi ngủ như mất ngủ, ngáy to, hóc ban đêm, tỉnh dậy nhiều lần và buồn ngủ suốt cả ngày.
ho
Nếu cơn ho mãi không dứt, có thể bạn đã bị viêm đường hô hấp sau cảm lạnh.
3. Căng thẳng
Căng thẳng - đặc biệt trong trường hợp mãn tính - có thể làm cơn cảm lạnh kéo dài. Để chống lại tình trạng ho dai dẳng, bạn nên cố gắng giảm mức căng thẳng của mình trong khi bị ốm. Cố gắng vực bản thân dậy có thể chỉ làm bạn ốm thêm. Cách thư giãn đơn giản mà hiệu quả chính là nghỉ ngơi thật nhiều: hãy dành 7 - 9 tiếng buổi tối để ngủ.
4. Không uống đủ nước
Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn cần phải uống nhiều nước. Nước lọc, nước hoa quả hoặc canh đều có tác dụng hóa lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn dễ dàng đẩy chúng ra ngoài. Ngược lại, đồ uống chứa cồn và caffeine lại không phải là những lựa chọn thích hợp bởi chúng có thể khử nước trong cơ thể bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xịt nước muối để bổ sung độ ẩm cho đường hô hấp.
5. Lạm dụng thuốc xịt thông mũi
Xịt thông mũi có thể giúp bạn đối phó với tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi nhưng đừng dùng chúng quá 3 ngày. Nếu không, các triệu chứng của bạn có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn do phản ứng ngược lúc bạn ngừng dùng xịt thông mũi. Lạm dụng sản phẩm này có thể làm màng nhầy trong mũi của bạn bị sưng, dẫn tới các chứng nghẹt mũi, sổ mũi và ho.
6. Không khí quá khô hoặc quá ẩm
"Không khí khô đặc biệt là vào mùa đông có thể gây ho", Edelman cho biết. Ngược lại, lạm dụng máy tăng độ ẩm cũng không phải một điều có lợi bởi không khí quá ẩm là nguyên nhân gây hen suyễn và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc cùng các tác nhân gây dị ứng phát triển, làm bạn bị ho. "Mọi người nên duy trì độ ẩm khoảng 40 - 50% trong nhà dù vào mùa đông hay mùa hè", Edelman đưa ra lời khuyên.
7. Nhiễm khuẩn
Sau khi bị cảm lạnh, đường hô hấp của bạn sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn có thể gây viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi. Nếu bạn bị sốt hoặc đau nhức kéo dài cùng những cơn ho dai dẳng thì cơ thể bạn có khả năng đã bị nhiễm khuẩn. Hãy đi khám ngay vì có thể bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh.
8. Thuốc huyết áp
Có thể thuốc điều trị cao huyết áp chính là nguyên do làm cơn ho của bạn không dứt. Cứ 5 người dùng thuốc ức chế ACE (thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin) thì có 1 người bị ho khan. Đó là tác dụng phụ của loại thuốc này. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì hãy nói với bác sĩ của mình để đổi thuốc.
Trong trường hợp cơn ho của bạn kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên tới khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

8 Thói quen xấu dễ gây đau lưng

8 Thói quen xấu dễ gây đau lưng

 Xem ti vi quá nhiều, căng thẳng quá độ hay thù dai... là những thói quen dễ gây đau lưng.
1. Nệm trải giường quá cũ
Theo Hiệp hội chăm sóc giấc ngủ Hoa Kỳ, tuổi thọ của một chiếc nệm trải giường là từ 9 - 10 năm, tuy nhiên, bạn nên thay nệm trải giường sau 5 - 7 năm nếu thấy mình ngủ không ngon giấc. Nghiên cứu của Đại học Oklahoma (Mỹ) cho thấy, những người thay nệm trải giường sau 5 năm ngủ ngon hơn và ít bị đau lưng hơn.
Do đó, không nên chọn loại nệm quá mềm hoặc quá cứng. Nệm quá cứng làm tăng áp lực lên xương sống và tăng cảm giác đau. Để thoải mái hơn, bạn có thể đệm gối dưới đầu gối khi nằm ngửa, kẹp gối giữa 2 đầu gối khi nằm nghiêng hoặc kê gối dưới bụng và hông khi nằm sấp.
dau-lung
2. Xem ti vi quá nhiều
Xem ti vi nhiều sẽ cắt giảm thời gian dành cho việc tập luyện. Theo một nghiên cứu của Na Uy trên thanh thiếu niên, những em ngồi xem ti vi hoặc chơi máy tính 15 tiếng/tuần trở lên có tỷ lệ đau vùng thắt lưng cao gấp 3 lần các bạn cùng trang lứa nhưng năng vận động.
Vì vậy, nên hạn chế xem ti vi. Khi tới những đoạn quảng cáo, bạn hãy làm vài động tác duỗi người hoặc vận động để tránh các cơ không bị căng do ngồi quá lâu. Ở trẻ nhỏ, đi bộ 1,5km/ngày sẽ giúp giảm đau lưng và tạo điều kiện để xương sống có thể duỗi ra.
3. Căng thẳng quá độ
Khi bạn căng thẳng, các cơ trên khắp cơ thể, nhất là cơ ở cổ và lưng sẽ bị co lại. Những cơ này cần có thời gian để được thả lỏng. Bởi vậy, nếu bạn căng thẳng suốt cả ngày, khiến chúng luôn bị căng, những cơn đau sẽ là không tránh khỏi.
Cho nên khi đã xác định được nguyên nhân đau lưng là do căng thẳng, bạn có thể tìm cách thư giãn như tập luyện, đi chơi với bạn bè, đọc sách hoặc nghe nhạc. Nghiên cứu của Áo tiến hành trên 65 người bị thoát vị đĩa đệm cho thấy, sự kết hợp giữa âm nhạc và nghỉ ngơi giúp giảm rõ rệt cảm giác đau ở vùng thắt lưng.
4. Thù dai
Theo khảo sát của Trung tâm y tế tại học Duke (Mỹ) trên 58 bệnh nhân mắc chứng đau thắt lưng mạn tính, những người tập học cách tha thứ ít cảm thấy tức giận, trầm cảm và... ít xuất hiện cảm giác đau hơn những người khác. Theo S James W. Carson, thành viên nhóm nghiên cứu: "Cảm xúc, sự căng cơ và suy nghĩ của con người có thể ảnh hưởng trực tiếp tới độ mạnh của các tín hiệu gây đau".
Vậy nên, tha thứ không phải là một việc dễ thực hiện, nó đòi hỏi phải đấu tranh tâm lý nhiều lần. Đầu tiên, bạn hãy tập nghĩ về người mình yêu quý, sau đó nghĩ về bản thân mình rồi một người mà bạn không quen biết. Cuối cùng, mới nghĩ tới người mà bạn không có cảm tình tốt với họ.
5. Chế độ ăn không lành mạnh
Nghiên cứu cho thấy, ở những người bị đau lưng, các động mạch dẫn tới xương sống bị nghẽn. Hệ tuần hoàn khoẻ mạnh giúp cung cấp dưỡng chất tới xương sống và loại bỏ các chất cặn bã trong cơ thể. Quá trình này khi bị gián đoạn dễ kích thích đáp ứng viêm. Các chất gây viêm khi được giải phóng vào lưng có thể kích thích các dây thần kinh truyền tín hiệu gây đau tới não bộ.
Vì thế, một chế độ ăn lành mạnh, tốt cho vùng lưng sẽ giúp giảm đáp ứng viêm. Nên tránh tiêu thụ nhiều caffeine và các loại thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó, cần năn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, các loại quả hạch, protein (thịt gà, cá, thịt nạc), rau và trái cây.
6. Đi giầy cao gót
Khi đi giầy cao gót, bạn phải ưỡn lưng, khiến các cơ ở xương sống làm việc nhiều hơn. Một số loại dép cao gót không có phần đỡ phía gót chân, khiến gót chân dễ bị lắc, làm trọng lượng cơ thể phân bổ lên vùng này không ổn định, từ đó dễ gây đau lưng.
Chính vì vây, thay vì chạy theo xu hướng thời trang, bạn hãy chọn cho mình những đôi giầy đế mềm và nên mang lót giầy khi không cảm thấy thoải mái. Nghiên cứu của Đại học Lehigh (Mỹ) cho thấy, những người bị đau lưng khi chuyển sang đi giầy nhẹ, thoải mái, có lót chân, 80% trong số họ đã giảm hẳn cảm giác đau trong vòng 1 năm.

Bí quyết giảm cân nhanh chóng và an toàn

Với 100% thành phần từ thảo dược thiên nhiên, Thuốc giảm cân Perfect Slim USA không gây tác dụng phụ, sản phẩm được tổ chức Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận là an toàn cho sức khỏe.
Bạn sẽ hài lòng với thân hình thon gọn trẻ trung và tự tin về vóc dáng trong 38 ngày giảm cân với Thuốc giảm cân PERFECT SLIM USA. Sản phẩm đảm bảo an toàn khi sử dụng, không có tác dụng phụ và ngăn ngừa sự tăng cân trở lại kể cả sau khi không còn dùng thuốc. Sản phẩm dùng tốt cho cả nam và nữ.
Thuốc giảm cân PERFECT SLIM USA không gây tiêu chảy, mệt mỏi hay choáng váng. Bạn sẽ giảm cân ngay trong tháng đầu sử dụng. Bên cạnh đó, quá trình phân giải còn giúp loại thải các độc tố trong cơ thể, loại thải khí gas dư thừa có trong bao tử, trừ đàm và tẩy sạch mùi hôi qua đường miệng.
Sự kết hợp giữa tinh chất ICCG trong trà xanh hòa quện với lá sen (Lotus Leaf) và Hoa lục bình, Thuốc giảm cân PERFECT SLIM USA còn giúp cho cơ thể bạn chống lại quá trình lão hóa, giúp da mịn màng và tươi trẻ .
Thuốc giảm cân PERFECT SLIM USA sẽ mang đến cho bạn một thân hình thon gọn trẻ trung, đầy sức sống, giúp cho bạn cảm thấy thỏa mái, đầy tự tin về vóc dáng của mình chỉ sau 38 ngày sử dụng.

 Công dụng của thuốc giảm cân Perfect slim usa: 

-Giúp giảm cân nhanh trong tháng đầu tiên sử dụng.
-Không bị choáng váng, xây xẩm mặt mày.
-Không gây tiêu chảy.
-Giúp giảm mùi hôi của miệng do bao tử yếu.
-Giúp làm tan đàm trong cổ họng.
-Giúp làm làn da tươi trẻ, mịn màn, không bị khô, nhăn sau quá trình giảm cân
-Không bị phụ thuộc vào thuốc sau khi sử dụng thuốc
-Dùng rất tốt cho cả nữ giới và nam giới. Thuốc đặc trị mỡ thừa tại phần bụng và đùi.
-Cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, chức năng tiêu hóa, phòng tránh ung thư, giảm nguy cơ tuyến tiền liệt, vú, thực quản, phổi, da, ung thư tuyến tụy và bàng quang, bảo vệ tim, bệnh tim mạch vành và giúp nhuận trường.
Thuốc giảm cân PERFECT SLIM USA Hộp 38 Viên nang, sử dụng liên tục sau 38 ngày bạn sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng qua từng bước đi của mình.
Lưu ý:
-Sản phẩm không sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi
-Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân bị nặng về tim, gan, thận.
Để đặt hàng và giao miễn phí tận nhà vui lòng bấm: ĐẶT HÀNG
Hoặc liên hệ: 09.449.44449

Cách dùng Thuốc giảm cân Perfect Slim USA:

-Uống 1 viên/ngày trước khi ăn sáng với nước lọc.
-Xin ăn đúng bữa, đừng bỏ bữa ăn nào.
-Sau khi đã được số cân nặng như mình mong muốn, nên uống 1 tuần 3 viên để giữ nguyên số cân. Một thời gian sau khi cơ thể đã quen với thể tạng thon gọn mới thì dừng hẳn không cần uống thêm nữa.
-Uống thật nhiều nước trong ngày.
-Xin đọc kỹ nhãn hiệu, lời chỉ dẫn, trước khi dùng
Sản phẩm thuốc giảm cân PERFECT SLIM USA được sản xuất bởi công nghệ tiên tiến nhất của tập đoàn H.A.HEBAL LLC Group, bào chế và sản xuất tại USA. Phân phối tại Việt Nam bởi CÔNG TY TNHH TM DV KHỔNG GIA.
Lưu ý : Hiện tại thuốc giảm cân Perfect Slim USA là sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường thuốc giảm cân nhờ chất lượng sản phẩm đã được khẳng định bởi hàng ngàn người sử dụng, vì thế khi mua sản phẩm thuốc giảm cân Perfect Slim USA người tiêu dùng phải thật sự cẩn thận và lưu ý để tránh bị mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng!
Cách phân biệt thuốc giảm cân thật và giả
Để phân biệt sản phẩm thuốc giảm cân Perfect Slim USA thật và giả chúng ta dựa vào tem xác thực hàng hóa chống giả do Ban Chỉ Đạo phòng chống hàng giả, hàng nhái 127 Trung Ương chủ trương. Cụ thể như sau:
Tất cả các sản phẩm thuốc giảm cân Perfect Slim USA được lưu hành trên thị trường đều phải có tem dán như hình dưới:
bi-quyet-giam-can-nhanh-chong-va-an-toan
Cà vào lớp bạc để lấy mã số xác thực sản phẩm chính hãng như hình dưới:
bi-quyet-giam-can-nhanh-chong-va-an-toan
Khi cà hết lớp bạc mã số xác thực sẽ xuất hiện như hình dưới:
bi-quyet-giam-can-nhanh-chong-va-an-toan
Lấy điện thoại di động soạn tin nhắn SP <dấu cách> mã số xác thực gửi 1127 như hình dưới:
bi-quyet-giam-can-nhanh-chong-va-an-toan
Sản phẩm chính hãng sẽ có tin nhắn trả về kèm theo số Sê Ri sản phẩm đối chiếu như hình dưới:
bi-quyet-giam-can-nhanh-chong-va-an-toan
Để xem chi tiết hơn xin quý khách vui lòng truy cập website của hãng:  www.perfectslimusa.net
Khổng Gia chuyên cung cấp các sản phẩm thuốc giảm cân chính hãng, hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối. Chuyên tư vấn về giảm cân, các bí quyết giảm cân nhanh và hiệu quả, xin vui lòng liên hệ: Tel: 08.6670.6666; 08.6671.6666; 08.629.269.06       
Fax: 08.629.269.12       
Hotline: 09.449.44449 - 01699.999.599     
Email: Info@khonggia.com
Website:  www.KhongGia.comwww.facebook.com/dangthon
Showroom Tân Bình: 974 Âu Cơ, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Hà Nội : 119 Thọ Lão, Phường Đồng Nhân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội  
Lịch làm việc: từ 8h - 21h hàng ngày (kể cả thứ 7 và CN)

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Hằng năm có một triệu người chết do tự sát liên quan đến trầm cảm, trong đó chủ yếu ở tuổi 20-30. Các chuyên gia khuyến cáo người trầm cảm cần được sự chia sẻ động viên của người thân, kết hợp dùng thuốc.
Ảnh:
Ảnh: tamtaman.com.
Để tự xác định xem mình hoặc người thân có các triệu chứng trầm cảm hay không, hãy trả lời câu hỏi sau một cách trung thực, thẳng thắn:
- Khó ngủ, ngủ ít, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều.
- Cảm giác mệt mỏi hoặc mất năng lượng, mất sinh lực, uể oải.
- Ăn mất ngon, ăn ít hoặc ăn quá nhiều; mất thú vị, hứng thú hoặc mất quan tâm trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí.
- Cảm giác buồn rầu, buồn bã hoặc bực bội khó chịu.
- Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, bỏ mặc bản thân hoặc gia đình, ý nghĩ tự cho mình không xứng đáng hoặc tự buộc tội bản thân.
- Khó khăn khi tập trung vào việc gì đó, chẳng hạn khi đọc báo hoặc xem truyền hình.
- Cảm giác bứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên, lo lắng hơn bình thường.
- Đặc biệt có ý nghĩ muốn chết hoặc muốn gây thương tích cho mình, hoặc không bằng lòng với cuộc sống, chán sống.
- Thường xuyên lo lắng về những rối loạn trong cơ thể của mình (nhức đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, nôn, đổ mồ hôi, đau cơ...).
Nếu có 5 hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên thường xuyên xuất hiện trong 2 tuần liên tiếp, có thể bạn đã bị trầm cảm. Thực tế cho thấy trầm cảm nếu không được phát hiện điều trị đúng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Tìm hiểu về bệnh đỏ mặt

Bệnh đỏ mặt  

Đây là một tổn thương mạch máu của da mặt, có thể gây tổn thương mắt. Biểu hiện điển hình của bệnh là những cơn kịch phát đỏ bừng mặt mũi và một trạng thái giãn mạch lăn tăn ở mặt. Trên mặt xuất hiện các tổn thương viêm, phân bố chủ yếu ở mũi, hai má, giữa trán và vùng cằm.

Tổn thương bao gồm sẩn viêm và mụn mủ, không có ở chân lông, đôi khi là những u hạt nhỏ, trông giống lupus lao. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi 30-50. Ở tuổi thanh niên, nam bị nhiều hơn nữ, còn ở tuổi trung niên thì nữ nhiều hơn nam.

Căn nguyên gây bệnh đỏ mặt chưa được xác định rõ. Bệnh có liên quan với thể địa da dầu, rối loạn nội tiết, rối loạn miễn dịch, rối loạn vận mạch ở mặt, rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Yếu tố tâm lý đóng vai trò làm bệnh nặng lên. Về triệu chứng, bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn các cơn đỏ bừng mặt: Cơn xuất hiện chủ yếu sau bữa ăn, nhưng cũng có khi sau một stress, sau khi ăn thức ăn cay nóng, uống rượu, thay đổi thời tiết. Vùng đỏ nhất là giữa mặt, có thể kèm theo đỏ màng tiếp hợp và chảy nước mắt, có thể đỏ cả da đầu và hai tai.
- Giai đoạn đỏ da, giãn mao mạch lăn tăn: Bệnh nhân đỏ mặt thường xuyên, kèm theo giãn mao mạch lăn tăn ở má, mũi; đôi khi có phù nề lan tỏa vùng mũi, gò má.
- Giai đoạn đỏ mặt, sẩn mụn mủ: Trên nền da đỏ, mao mạch giãn lăn tăn, xuất hiện các sẩn viêm, đôi khi có mụn mủ vô khuẩn.
- Giai đoạn phù voi ở mặt, thường chỉ gặp ở nam giới: Trên mặt xuất hiện các mụn to, đỏ và sần sùi, đôi khi phát triển ra cả cằm, mi mắt, thậm chí cả tai.

Bệnh tiến triển thành từng đợt nặng dần theo sự biến đổi của thời tiết và mùa, theo chế độ ăn uống hoặc đột biến nội tiết, tâm lý. Bệnh có thể thoái lui sau một đợt tiến triển. Bệnh có thể gây biến chứng ở mặt như viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, loét giác mạc.
Về chẩn đoán: cần phân biệt bệnh đỏ mặt với:
- Trứng cá thường (tổn thương là nhân trứng cá, sẩn viêm, thể địa da sần đỏ...)
- Lupus đỏ: Ban đỏ ở mặt có hình cánh bướm, đối xứng qua sống mũi, có đỏ da, dày sừng và teo da...
- Hội chứng Haber: Hội chứng này mang tính chất di truyền, tổn thương giống đỏ mặt, xuất hiện sớm ở tuổi trẻ. Mặt đỏ, phù, sau đó có giãn mạch.
Việc điều trị bệnh đỏ mặt tương đối phức tạp. Bác sĩ sẽ tùy theo từng giai đoạn của bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân để lựa chọn thuốc và biện pháp phù hợp. Có thể kết hợp cả nội khoa và ngoại khoa. Bệnh phải chữa kiên trì vài tháng đến hàng năm.
BS Trần Đăng Quyết, Sức Khoẻ & Đời Sống

Bệnh nghiến răng và những tác hại của nó

Mặt nhai của răng rất dễ mòn do lực nghiến.

Stress là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nghiến răng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể có các nguyên nhân khác như: các cản trở vướng cộm ở khớp cắn, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, suy dinh dưỡng, rượu và thuốc lá, yếu tố di truyền.

Khoảng 5- 20% dân số có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiến răng, nhưng chỉ 5-10% nhận biết được điều này.
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, nghiến răng là sự nghiến hoặc siết chặt các răng một cách quá mức, thường diễn ra khi ngủ (không có ý thức). Do lực sử dụng trong động tác này lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên tật nghiến răng không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng. Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Việc răng bị mòn sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt, làm bệnh nhân trông già hơn.
Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến, người bệnh có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ. Các cơ hoạt động quá mức có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông (do phì đại cơ cắn ở cả hai bên), rối loạn khớp thái dương-hàm. Các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bệnh nghiến răng trên cơ và khớp thái dương- hàm thường không được bệnh nhân phát hiện một cách dễ dàng.
Một trong những phương pháp đối phó với bệnh nghiến răng là mang máng nhai. Dụng cụ này có tác dụng ngăn chặn sự phá hại răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương - hàm. Cũng có thể áp dụng kỹ thuật mài để điều chỉnh, loại bỏ các vướng cộm khớp cắn. Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi cách sống, tập yoga... để làm giảm stress, đồng thời loại bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu.
Người Lao Động

Chứng rạn da: Phòng dễ hơn trị

Do nghĩ rằng rạn da chỉ xảy ra ở người có thai nên một số thiếu nữ rất lo lắng khi có hiện tượng này, sợ người yêu nghi ngờ sự trinh trắng của mình. Thực ra, rạn da cũng có thể gặp ở một số thanh, thiếu nữ.

Rạn da là những vết rạn nhỏ của vùng da mỏng và yếu, xảy ra khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể. Vết da bị rạn được hình thành qua hai thời kỳ. Biểu hiện lúc đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa, hoặc dấm dứt nhẹ tại chỗ. Thời kỳ thứ 2, da chuyển sang màu trắng có ánh như xà cừ và hình thành các đường rạch lõm (là lúc tạo vết rạn), sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn.
Rạn da hay gặp ở nữ giới. Người mang thai đến tháng thứ 4 có thể xuất hiện vết rạn da, nhưng thông thường là vào tháng thứ 6-7. Vết rạn thường xuất hiện ở bụng, háng, đùi và vú. Người ta cho rằng đó là do da bụng căng quá mức làm đứt các sợi đàn hồi của da.

Rạn da cũng có thể gặp ở thiếu nữ khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, nhất là thay đổi về trọng lượng. Hoóc môn cũng có vai trò trong việc gây ra vết rạn. Những thay đổi về hoóc môn trong thời kỳ dậy thì (và cả trong thời kỳ thai nghén) đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh. Rạn da có yếu tố di truyền, nếu người mẹ bị thì con gái cũng hay bị. Vị trí rạn da hay gặp ở bụng, đùi, bẹn, hông, vú, mông, đầu gối, bắp chân, khuỷu tay, thắt lưng.

Việc bôi các loại corticoid (như cortibion, flucicort, flucinar...) dài ngày cũng có thể gây tai biến rạn da. Nếu bôi với diện rộng, thuốc có thể gây rạn da một vùng rộng, đặc biệt là khi băng bịt các thuốc này, hoặc khi bôi ở vùng nếp gấp. Trong trường hợp này, nên ngừng ngay việc bôi thuốc.

Khi đã bị rạn da rồi thì không có thuốc nào chữa cho khỏi được. Tuy nhiên, có thể làm chúng mờ đi, làm nhẵn và nhạt màu đỏ, trắng của vết rạn bằng các thuốc bôi. Trong nhân dân có kinh nghiệm dùng dầu vừng, dầu đậu tương, dầu hướng dương xoa chống rạn da. Mỗi ngày 2 lần (sáng và tối), đổ một ít dầu vào bàn tay rồi xoa xát đều các vùng da bị rạn. Hoặc cũng có thể dùng một trong các thứ sau: lòng đỏ trứng gà, sữa bò tươi, cà chua, cà rốt giã nhuyễn mà xoa, để một thời gian rồi rửa lại cho sạch.

Thuận tiện hơn, có thể dùng các loại kem bôi bào chế sẵn, có bán ở các hiệu thuốc. Chẳng hạn dùng kem happy event (gồm dầu olive và một số chất dưỡng da) xoa lên nơi rạn da vài phút mỗi tối trước khi đi ngủ; hoặc dùng kem vergeturin xoa một lượng vừa đủ lên vùng rạn da mỗi ngày 2 lần. Không dùng trong 4 tháng đầu thai kỳ. Hiệu quả tùy theo thời gian bắt đầu xoa thuốc; những vết rạn mới sẽ mờ tốt hơn những vết đã lâu ngày.
Có thể dùng các thuốc trên để phòng những vết rạn khi thay đổi trọng lượng của cơ thể, khi có biến động hoóc môn (dậy thì hoặc có thai). Xoa thuốc vào những vùng da yếu, mỏng vì nó giữ cho da được mềm mại, tăng tính đàn hồi, hạn chế được rạn da.
BS Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống

Bảy thủ phạm có thể làm hỏng da mặt
Có câu nhất dáng nhì da. Có thể có một số bạn tự làm hỏng làn da trên mặt mình mà không hay biết
Thủ phạm thứ 1 :
Coi mặt là 1 cách đồng thí nghiệm : dùng nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp lên mặt của mình.
Thủ phạm thứ 2 :
Sử dụng mỹ phẩm quá liều : nhiều người lầm tưởng sử dụng 2 lần thì sẽ tốt và mau hơn là sử dụng 1 lần.
Thủ phạm thứ 3 :
Ma sát quá mạnh : không nên chà mặt bằng vật cứng.
Thủ phạm thứ 4 :
Uống rượu bia hút thuốc nhiều và ít ngủ có thể làm hư hại da mặt.
Thủ phạm thứ 5 : 
Ghiền nặn mụn : dù tự nặn hay đi nặn thì cũng có thể làm cho làm da bị nhiễm khuẩn.
Thủ phạm thứ 6 :
Massage mặt : có thể làm tăng tuần hoàn máu nhưng làm quá mạnh sẽ làm phản tác dụng.
Thủ phạm thứ 7 :
Không biết cách rửa mặt : rửa mặt quá nhiều lần, sáng dậy không rửa sạch mặt và tẩy trang kỹ.

Muốn hết hói đầu, hãy ăn đậu tương


Chứng hói đầu - nỗi trăn trở của cánh mày râu.

Khi tiêu hóa đậu tương, đường ruột tiết ra một phân tử đặc biệt có khả năng kìm hãm hoạt động của một hoóc môn gây ung thư tuyến tiền liệt và hói đầu. Các nhà khoa học Mỹ khẳng định phân tử này sẽ sớm trở thành "thần dược" giúp giải toả hai điều phiền muộn điển hình của cánh mày râu.

Phát hiện trên đã giúp giải thích vì sao đàn ông Nhật Bản - những người tiêu thụ rất nhiều đậu tương trong bữa ăn hằng ngày - hiếm khi bị ung thư tuyến tiền liệt, giáo sư Robert Handa, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ trường Thú y bang Colorado, nhận định.
Lâu nay khoa học đã nhận diện thủ phạm thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt và chứng hói đầu ở nam giới là một sản phẩm phụ của hoóc môn sinh dục nam testosterone có tên là DHT. Tình cờ Handa và cộng sự đã phát hiện ra một phân tử đặc biệt có khả năng vô hiệu hoá DHT, đó là phân tử equol xuất hiện trong quá trình tiêu hóa đậu tương. Equol không ngăn chặn sự hình thành của DHT, mà khiến cho mọi chức năng của loại hoóc môn này bị tê liệt.
Nhóm của Handa đã tiến hành 2 thí nghiệm trên chuột đực. Trong thí nghiệm thứ nhất, người ta đã lấy đi tinh hoàn của những con chuột này, khiến cho chúng không thể sản sinh DHT. Nhưng sau khi được tiêm DHT, tuyến tiền liệt của số chuột này lại phát triển. Thí nghiệm đã khẳng định vai trò của DHT đối với sự phát triển tế bào của tuyến tiền liệt.
Trong thí nghiệm thứ 2, số chuột trên được tiêm cả DHT và phân tử equol. Kết quả cho thấy equol đã kìm hãm hoạt động của DHT, không cho nó kích thích tuyến tiền liệt phát triển. Tác dụng này của equol không hề gây ảnh hưởng tới hoóc môn testosterone và các kích thích tố có lợi khác.
"Phát hiện trên đặc biệt có ý nghĩa đối với những người bị ung thư hoặc phình tuyến tiền liệt (chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính), Handa nhận định. Thực tế đã cho thấy, ở những quốc gia có sức tiêu thụ đậu nành lớn, tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt và hói đầu rất thấp. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng đó là nhờ các chất hoạt tính có trong đậu nành có tên là isoflavones.
Phát hiện về phân tử equol được xem là việc tìm thấy "chén Thánh" trong lĩnh vực sản xuất dược liệu chống ung thư tuyến tiền liệt và hói đầu. Nó sẽ là giải pháp thay thế tối ưu cho những loại thuốc hiện nay với nhiều phản ứng phụ nguy hiểm.
Mỹ Linh (theo BBC)

Trị mụn và sẹo mụn bằng kỹ thuật hiện đại


Loại vi khuẩn gây mụn.

Các vết sẹo lồi hoặc lõm do mụn gây ra có thể được khắc phục nhờ dùng tia laser. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao, kỹ thuật này cần được kết hợp với các liệu pháp lạnh, cà da, lột da mặt, mài da...

Trong phương pháp chữa sẹo mụn nói trên, các chuyên gia dùng kỹ thuật siêu mài mòn kỹ thuật số để mài mòn bề mặt da ở vùng sẹo, lấy đi lớp tế bào trên cùng của biểu bì để vùng da đó mịn màng, bằng phẳng hơn. Trong và sau thời gian tạo lập lớp da mới, bệnh nhân phải tránh phơi nắng (khoảng 2 tháng) để khỏi bị sạm da. Trong mọi trường hợp, việc điều trị sẹo mụn chỉ được thực hiện khi bệnh không còn tiến triển nữa.

Về chữa mụn, cho đến nay, nhiều loại thuốc đã ra đời nhưng không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả. Gần đây, các nhà nghiên cứu Canada đã phát minh một loại thuốc có thể trị dứt điểm mụn trứng cá, đó là kháng sinh mới mang mã số MBI 594 AN. Thuốc này tỏ ra rất hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes. Nó có khả năng tấn công thẳng vào màng tế bào vi khuẩn gây mụn một cách nhanh chóng, khiến chúng không kịp phản công.
Từ trước đến nay, chưa thuốc nào đem lại hiệu quả cao trong lĩnh vực điều trị mụn vì vi khuẩn dễ dàng tạo ra cơ chế đề kháng. Chỉ có các dẫn xuất của vitmin A là có hiệu quả nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ trầm trọng; nguy cơ mụn tái phát hoặc gia tăng khi ngừng thuốc cũng chưa được loại trừ. Với MBI 594 AN, các nhà khoa học hy vọng sẽ không gặp phải tình trạng này. Thuốc đã được thử nghiệm trên 75 bệnh nhân. Kết quả là tất cả những chủng vi khuẩn gây mụn vốn đã đề kháng với các thuốc điều trị hiện nay đều mẫn cảm với MBI 594 AN. Các phân tử này xuyên thủng màng tế bào một cách nhanh chóng, làm tan vỡ cấu trúc vi khuẩn, làm chúng không kịp có phản ứng tạo cơ chế đề kháng nên không xảy ra hiện tượng kháng thuốc. MBI 594 AN đang được tiếp tục nghiên cứu và có thể được tung ra thị trường trong vòng 2 năm nữa.
Trong tương lai, mụn trứng cá có thể được điều trị tận gốc bằng cách phối hợp nhiều liệu pháp như sử dụng kháng sinh kết hợp với laser và những thuốc khác. Các kháng sinh làm giảm nhiễm trùng, giúp giảm hình thành các sẹo mụn. Với các vết sẹo đã hình thành, tuỳ theo đặc tính (độ sâu, hình dạng, vị trí), chuyên gia da liễu sẽ chọn phương pháp thích hợp như bioxyde carbon dạng bột, laser... để điều trị.
(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)

Giải mã gene của vi khuẩn gây mụn

Giải mã gene của vi khuẩn gây mụn


Massage và thư giãn có thể giúp ngăn ngừa mụn.

Thế giới gene đầy phức tạp của loài vi khuẩn chuyên gây mụn vừa được hé mở. Các nhà khoa học tìm thấy một số loại giúp khuẩn tấn công da, số khác kích thích sự viêm nhiễm.

"Thật bất ngờ về số lượng gene của khuẩn Propioni trong hoạt động phá huỷ mô da", tiến sĩ Holger Bruggeman, Đại học Georg-August, Đức, nói. 2.333 gene đã được nhận diện, mỗi gene có chức năng riêng, trong đó có loại còn hỗ trợ các enzyme tấn công da.
Khuẩn Propioni là tác nhân gây mụn ở người trưởng thành, sống trong các tuyến dưới da và sinh dầu ở các nang lông. Các bệnh da liễu do Propioni gây ảnh hưởng tới 80% thanh thiếu niên, thậm chí cả những người lớn tuổi. Bệnh thường bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn dậy thì, khi các tuyến dưới da sản sinh dư thừa mỡ. Chính các tế bào da chết cùng với mỡ đã bít lỗ chân lông trên vùng mặt, lưng, ngực và sinh mụn.
Nguyên nhân khiến một số người rất dễ nổi mụn vẫn còn là ẩn số, song hệ miễn dịch có thể đóng vai trò. "Ngay khi khuẩn Propioni tấn công, sự viêm nhiễm cũng nhảy vào cuộc. Lúc này, sức miễn dịch của từng cơ thể sẽ quyết định khả năng sinh mụn", Bruggeman giải thích. Sở dĩ mụn diễn ra phổ biến ở tuổi dậy thì có thể là do khi đó da sản xuất nhiều dầu - "món khoái khẩu" của khuẩn Propioni.
 Mỹ Linh (theo BBC)

Tin vui cho những người mắc chứng rụng tóc

New Naso là một loại thuốc có khả năng chữa trị, kích thích những phần da đầu bị rụng tóc, làm cho tóc mọc lại. Đó là sự kết hợp của một số dược liệu như Aloe, Hynockicheol, Sweatiamarine và các phương thuốc cổ truyền. Thuốc dùng ở dạng xịt, dễ sử dụng, hiệu quả cao và không gây phản ứng phụ.

Ngoài tác dụng ngăn chặn chứng rụng tóc, cung cấp dinh dưỡng cho phần da và chân tóc cũng như thúc đẩy quá trình mọc tóc, New Naso còn là một loại hóa mỹ phẩm vì nó bao gồm cả shampoo và hairtonic.
Thử nghiệm lâm sàng cho thấy New Naso có tác dụng tốt với tất cả các loại rụng tóc (nhiều hay ít). Hiệu quả của thuốc này được thực hiện qua các bước: thông lỗ chân lông - cung cấp dinh dưỡng - mọc tóc tơ - tóc cứng - tóc phủ đều.
SK&ĐS, 8/5 (theo SKĐS Hàn Quốc

Không nên ép tóc thẳng nhiều lần

Không nên ép tóc thẳng nhiều lần


Mái tóc chỉ thực sự đẹp khi cơ thể khỏe mạnh.

Cũng như uốn tóc, việc ép tóc thẳng nếu được thực hiện nhiều lần sẽ khiến cho tóc giòn và dễ gãy. Khi ép (hoặc uốn), bạn nhất thiết không được nhuộm vì sự phối hợp này chẳng những gây tổn hại đến sợi tóc mà còn làm hỏng màu tóc của bạn.

Tóc được cấu tạo bởi chất sừng giàu lưu huỳnh nên rất cứng và bền chắc. Các cầu nối disulfur của tóc có cấu tạo rất vững bền. Khi ép hoặc uốn, thợ làm đầu sẽ dùng nhiệt và hóa chất để làm cho cầu nối disulfur trở nên lỏng lẻo, rồi đưa tóc về trạng thái cong hoặc thẳng theo ý muốn của khách hàng. Sau đó, các cầu nối này được tái lập để giữ hình dạng mới của tóc. Đây là một sự tác động rất thô bạo, có khi vượt quá sức chịu đựng của sợi tóc, làm cho chúng dễ bị giòn, gãy. Nếu bạn thay đổi kiểu tóc thường xuyên, nghĩa là ép hoặc uốn nhiều lần trong thời gian ngắn, tóc có thể bị tổn hại nghiêm trọng.
Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất và nhiệt độ cao trên mái tóc của mình. Để có mái tóc đẹp, hãy tự chăm sóc sức khỏe thật tốt. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái là liều thuốc tốt nhất để nuôi dưỡng tóc bạn.
BS Nguyễn Duy HưngSức Khoẻ & Đời Sống

Có thể chữa hói đầu ngay tại Việt Nam


Tóc bắt đầu mọc lại trên đầu chị A.

Lần đầu tiên Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ của Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện phương pháp giãn mô để điều trị cho người bị hói đầu. Bệnh nhân là chị A., 30 tuổi, ở An Giang. Ngay sau khi sinh, chị bị rụng tóc, diện tích mất tóc ở đỉnh đầu khoảng 55 cm2.

Mặc dù điều trị ở rất nhiều nơi nhưng không có kết quả khả quan. Chị A. được giới thiệu đến Khoa Thẩm mỹ bệnh viện Chợ Rẫy khám và điều trị. Tại đây, tiến sĩ Đỗ Quang Hùng quyết định áp dụng phương pháp giãn mô để chữa cho bệnh nhân.
Cách đây 3 tháng cuộc mổ đầu tiên được thực hiện để đặt một túi dưới da vùng có tóc. Sau đó, trong vòng 2 tháng, các bác sĩ bơm nước muối sinh lý vào túi này nhiều đợt. Mỗi đợt bơm khoảng 80 đến 100 cc. Khi lượng nước muối bơm vào được 1,2 lít (phần da giãn ra đủ sử dụng), bệnh nhân trải qua cuộc phẫu thuật lần hai để lấy phần da giãn che phủ phần không mọc tóc.
Sáng nay các bác sĩ đánh giá cuộc điều trị thành công. Tóc của chị A. đã bắt đầu mọc lại.
Ông Hùng cho biết phương pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi cho những người bị hói đầu hay da đầu không có tóc do chấn thương, bỏng. Bệnh nhân có nhu cầu có thể đến thẳng Khoa Thẩm mỹ của Bệnh viện Chợ Rẫy để được khám, tư vấn và điều trị.

Cẩn thận khi dùng thuốc nhuộm tóc

Cẩn thận khi dùng thuốc nhuộm tóc



Thuốc nhuộm tóc có thể gây ung thư.

Theo nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Tỷ lệ ung thư ở những phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng thuốc này.

Anh T.N.T., 43 tuổi, sau khi nhuộm tóc khoảng nửa giờ đã phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu vì đầu bị nổi những cục sẩn ngứa ngáy, khó chịu. Bác sĩ kết luận anh bị viêm da đầu do nhuộm tóc.
Đây không phải là trường hợp cá biệt. Hiện nay, tại các cửa hàng làm tóc, các thợ đều ra sức tìm cách thuyết phục "thượng đế" trẻ nhuộm tóc theo các "model" được in sẵn trong catalogue, với đủ 7 màu của dãy quang phổ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng thuốc nhuộm tóc, bất kể loại nào, cũng đều có thể gây hại cho cơ thể. Nhẹ thì gây dị ứng, rụng tóc…, nặng thì ung thư.
Những hoá chất độc hại
Paraphenylenediamin là loại hoá chất thường được dùng trong thuốc nhuộm tóc. Thực nghiệm cho thấy, nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc, thuốc này có thể gây ung thư da, ung thư vú. Hiện nay, một số nước châu Âu đã cấm dùng hoá chất này. Tại Mỹ, các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh rằng Paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.
Theo yêu cầu của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, nhà sản xuất phải ghi rõ trên bao bì của các chai thuốc nhuộm tóc có chứa Paraphenylenediamin dòng chữ: "Lưu ý : Sản phẩm này chứa một loại hoạt chất có thể thấm qua da và đã được xác nhận là gây ung thư trên súc vật thí nghiệm".
Các chất phụ gia như PropylenglycolIsopropyl alcohol cũng gây tác hại không nhỏ. Propylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não, còn Isopropyl alcohol thì có thể gây trầm cảm, nhức đầu.
Nhuộm tóc bằng thảo mộc
Người ta có thể dùng các chất nhuộm tự nhiên có trong cây cỏ để thay thế những hoá chất độc hại:
- Hoa trà: Trộn một nắm hoa trà với nước ấm và chanh vắt, ngâm khoảng nửa tiếng rồi bôi lên tóc từ ngọn đến chân. Ủ tóc trong 30 phút, rồi xả lại bằng nước lạnh.
- Cây đại hoàng: Cho 200 g chồi đại hoàng đã phơi khô vào 0,5 l rượu rồi đun đến khi còn lại một nửa. Để nguội, lọc rồi bôi lên tóc.
- Vỏ quả hồ đào: Nghiền vỏ còn xanh của quả hồ đào thành bột, bôi lên tóc khoảng 15-20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước.
6 điều cần lưu ý khi nhuộm tóc
1. Không được nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, mặt, cổ bị tổn thương hay sưng đau.
2. Phụ nữ trong thời gian hành kinh hay trong thai kỳ tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc.
3. Khi thuốc vào mắt, cần đến bác sĩ nhãn khoa.
4. Không nên nhuộm tóc một tuần trước và sau uốn tóc.
5. Những loại thuốc nhuộm tóc khi pha quá 30 phút mà chưa sử dụng phải đổ bỏ. Khi pha thuốc, cần tránh dùng các dụng cụ chứa làm bằng kim loại. Khi nhuộm tóc cũng không nên dùng lược chải bằng kim loại.
6. Trước khi nhuộm tóc cần phải thử phản ứng của thuốc trên da. Chấm một đầu nhỏ lên da (bắp tay) rồi để khô tự nhiên sau 48 giờ. Nếu vùng da chấm thuốc bị nổi đỏ, sưng hoặc ngứa thì phải rửa ngay vết thuốc ở chỗ thử và tuyệt đối không nên dùng loại thuốc ấy nữa.
DS Nguyễn Bá Huy Cường, NLĐ

Cẩn thận khi thay đổi màu mái tóc

Cẩn thận khi đổi màu mái tóc

Mái tóc xanh, đỏ, vàng tuy gây ấn tượng lạ nhưng có thể khiến cho bạn dở khóc dở mếu. Chất PPD - hoạt chất chính trong thuốc nhuộm - bị các nhà khoa học kết tội là "dính líu" đến nhiều loại ung thư.

Hoạt chất PPD trong thuốc nhuộm tóc có thể gây dị ứng, eczema, hen suyễn; thậm chí gây mù nếu thuốc nhuộm chảy xuống mắt (thường xảy ra khi nhuộm lông mi, lông mày). Đáng sợ hơn, PPD được phát hiện có liên quan đến đến vài loại ung thư như ung thư da, ung thư vú, thậm chí ung thư máu.  
Thuốc nhuộm càng đậm, càng bền màu thì hàm lượng PPD càng cao. Sự độc hại sẽ tăng dần theo màu nhuộm từ bạch kim, vàng rơm, hạt dẻ, râu bắp đến nâu, đỏ và đen. 
Khi nhuộm tóc lần đầu, bạn có thể không bị dị ứng, những lần nhuộm sau mới bị ngứa, sần, phù nề, mụn nước, phỏng nước.. Tùy theo cơ địa của từng người mà có phản ứng nặng, nhẹ khác nhau.
Thông thường khi nhuộm tóc xong, thợ làm đầu thường xịt keo tạo hình cho mái tóc, nghĩa là rắc thêm một loại chất độc khác, vì trong keo xịt tóc luôn có chứa các loại nhựa dẻo gây nguy hại không kém thuốc nhuộm.
Để được an toàn khi nhuộm tóc, các bạn nên lưu ý:
Pha thuốc nhuộm rồi bôi thử một ít vào da vùng sau tai, sau 48 giờ không có hiện tượng gì xảy ra thì nhuộm được. Cắt một ít tóc để nhuộm thử, sau 30 phút gội sạch bằng nước ấm rồi sấy khô; nếu màu nhuộm đúng như ý thì có thể dùng sản phẩm này.
Không nhuộm tóc trong các trường hợp: đã bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc; da đầu bị tổn thương, lở loét hoặc bị bong vảy da.
Tránh để thuốc rơi vào mắt. Nếu bị, phải rửa ngay bằng nước ấm và đến bác sĩ điều trị.
Trong khi đang nhuộm tóc, nếu có cảm giác khó chịu, phải xả ngay bằng nước ấm và không nhuộm nữa. 
Không để thời gian ngấm thuốc vượt quá quy định.
Xả tóc thật sạch sau khi nhuộm.

Các nguyên nhân gây rụng tóc

Rất nhiều thuốc (như chống đông máu, ức chế u, trị Parkinson, chống động kinh...) có thể gây rụng tóc. Vì vậy, để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ thường tìm hiểu xem trước đó bệnh nhân có uống thuốc gì không.

Bệnh rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nó có thể xuất hiện sau khi bị ốm nặng (sốt rét, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết...), sau sẩy thai, sinh đẻ, sau chấn thương lớn, mất máu. Thường tóc thưa đều, hơi khô, xơ xác, khi cơ thể hồi phục nó sẽ mọc lại.
Các yếu tố cơ lý hóa (uốn tóc bằng lược, sức nóng, nhuộm, uốn tóc bằng hóa chất, chải tóc quá nhiều bằng lược cứng, căng kéo xoắn bện quá chặt...) cũng làm sợi tóc bị biến dạng, gãy rụng.
Trong rụng tóc pelade, vùng da đầu có một hay nhiều đám rụng tóc hình tròn, đường kính vài cm, da nhẵn trắng trông giống như sẹo, có khi các đám liên kết thành dải, vằn vèo "thể rắn bò", một số trường hợp có thể rụng nhẵn toàn bộ da đầu, thậm chí rụng cả lông mày, lông nách, lông mi. Loại này thường liên quan yếu tố căng thẳng thần kinh.
Rụng tóc do nấm (chủng microsporum, trichophyton) khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em lứa tuổi học đường, lây từ người sang người do dùng chung lược, mũ hoặc lây từ súc vật (chó, mèo) sang người do ôm, bế. Biểu hiện là da đầu có đám mảng viêm đỏ, có vảy trắng, tóc bị phạt gãy, chân tóc còn lại cách da đầu từ vài mm đến 1-2 cm hoặc chỉ còn chấm đen, có khi chân tóc được bao bởi lớp vảy trắng như bị "nhúng trong bột". Có thể xác định bằng soi nấm, cấy nấm, điều trị bằng bôi kem nizoral, uống ketoconazol.
Bệnh rụng tóc da dầu (còn gọi rụng tóc liên quan androgen hay chứng hói tiến triển) thường do di truyền và tác động của androgen lên nang tóc ở đầu, làm nang tóc giảm kích thước, dần dần teo và rụng. Loại này gặp ở nam nhiều hơn nữ, nam 30-40 tuổi trở lên, nữ xuất hiện muộn hơn (40% bị ở tuổi 60-70). Đầu tiên, tóc rụng thưa dần ở phía trước trán, tạo thành hình lượn sóng chữ M, sau rụng đến vùng giữa đỉnh đầu và dần dần hói hoàn toàn phía trên (trán và đỉnh chẩm), riêng vùng thái dương hai bên và gáy vẫn còn tóc. Điều trị bằng xịt dung dịch minoxidil và tốt nhất là cấy tóc (hair transplantation). Lấy từng khóm tóc nhỏ vùng thái dương, gáy chẩm của người đó cấy lên vùng rụng tóc.
Rụng tóc do tật nhổ tóc hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Họ thường nhổ tóc vùng trán phía trước và hai bên thái dương làm tóc nham nhở không đều, chỗ mọc tốt xen kẽ chỗ thưa. Có khi bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, có cảm giác thúc giục không thể cưỡng lại và chỉ nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc.
Người bị giang mai giai đoạn 2 (3 tháng sau khi nhiễm bệnh trở đi) cũng bị rụng tóc kiểu "rừng thưa", tóc rụng nham nhở không đều hai bên thái dương như gián nhấm. Điều trị khỏi bệnh giang mai, tóc sẽ mọc lại.
Bệnh rụng tóc chuỗi hạt (monilethrix) liên quan đến yếu tố di truyền, gặp cả ở nam và nữ, thường xuất hiện từ nhỏ hoặc tuổi thiếu niên. Thân tóc có đoạn co nhỏ lại, có đoạn dày phình to ra một cách đều đặn tạo thành các nút cục ở tóc, tóc bị gãy đứt đoạn. Da dầu, tóc thưa bị gãy, rụng trông như hói, da đầu phủ đầy tóc ngắn, dày sừng nang lông nên trông xù xì, thô ráp.
Rụng tóc còn là hậu quả của các bệnh da khác có đám tổn thương ở đầu. Các tổn thương này có quá trình viêm, tạo mủ, tạo sẹo, teo da... gây nên rụng tóc vùng đó, như lupút đỏ mạn dạng đĩa, viêm nang lông trụi tóc, nấm tóc loại kerion, xơ cứng bì khu trú, bệnh muxin nang lông, ung thư tế bào đáy...
Rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi bị rụng tóc, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định thể bệnh và có cách điều trị đúng đắn nhất.
BS Bùi Khánh Duy, Sức Khỏe & Đời Sống

Ba cách trị gầu đơn giản nhất 2012

Ba cách trị gầu đơn giản

Thật dễ chịu khi mái tóc sạch gầu.

Để thoát khỏi sự khó chịu do gầu gây ra, bạn có thể lấy 150 g giấm ăn lâu năm pha đều với 1 lít nước ấm, mỗi ngày gội đầu 1 lần. Phương pháp này cũng có tác dụng phần nào đối với những người bị rụng tóc và giúp giảm bớt hiện tượng tóc bị chẻ.

Sau đây là 2 cách trị gầu khác rất dễ thực hiện, chỉ cần một ít muối, phèn chua và hành củ:
- Hòa muối và phèn chua vào một lượng nước vừa đủ dùng để gội đầu. Cách này sẽ giúp da đầu bớt ngứa và làm giảm gầu đáng kể.
- Hành củ băm nát, bọc vào vải màn, đập nhẹ lên trên tóc cho đến khi nước hành ngấm đều trên da đầu và tóc. Gội sạch đầu sau vài giờ. Cách này có hiệu quả trị gầu rất cao.

Các biện pháp chữa hôi nách

Các biện pháp chữa hôi nách  

Có thể làm giảm mùi hôi bằng cách dùng thân, rễ gừng gió (còn gọi gừng rừng, gừng dại) 20 g phơi hoặc sấy khô, tán mịn, trộn đều với long não 4 g, xoa vào nách mỗi ngày 2 lần.

Nam hay nữ đều có thể hôi nách, nhưng ở nữ có tỷ lệ cao hơn. Cơ thể người có hai loại tuyến mồ hôi. Tuyến mồ hôi thường (khoảng 2-3 triệu) phân phối khắp bề mặt da và nhiều nhất là lòng bàn tay bàn chân, da đầu và quanh bụng, lưng..., có chức năng điều tiết nhiệt cơ thể. Còn tuyến mồ hôi lớn (hay tuyến mồ hôi nhầy) có ở nách, vùng sinh dục, chỉ bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì, hoạt động trong độ tuổi sinh dục và giảm hoạt động khi nhiều tuổi. Mồ hôi nhày ngoài thành phần giống như mồ hôi thường còn có thêm glycogen, cholesterol...
Nhiều nhà y học cho rằng hôi nách xuất hiện do sự cấu tạo đặc biệt nào đó của thành phần mồ hôi và chất bã nhờn với quá nhiều hợp chất amoniac, axit béo có trọng lượng phân tử thấp... Vi khuẩn hoặc nấm làm phân hủy tổ chức đã bị ngấm mồ hôi tạo nên một tổ hợp mùi khó chịu ở nách.
Để khắc phục hôi nách, có thể uống thuốc chlorophyl, mỗi lần 1-2 viên (50 mg/viên) ngày 3 lần, cách nhau 8 giờ. Mỗi đợt dùng thuốc 30 ngày, nghỉ một tuần, nếu vẫn còn mùi hôi thì dùng tiếp đợt nữa. Thuốc không độc, không có tác dụng phụ.
Có thể dùng thuốc đặc trị hôi nách như Dr Paul, Deodorant dạng phun hơi, sáp hay bi lăn. Công thức của chúng gồm chất diệt vi khuẩn, chất làm giảm tiết mồ hôi nách (muối nhôm, axit tanic) và các chất bắt giữ mùi hôi. Các chất này tác dụng với các chất có mùi hôi ở nách, tạo thành một hợp chất không có mùi hôi... Phun xịt, hoặc lăn vào nách mỗi ngày 2 lần, khi bớt thì dùng duy trì 1 lần/ngày.
Cũng có thể áp dụng kinh nghiệm dân gian: Sau khi tắm rửa sạch sẽ, dùng phèn chua phi lên tán thành bột, mỗi tuần xát 3-4 lần vào nách, mồ hôi ở nách ra gặp phèn chua mùi hôi bị khử đi. Hoặc tắm xong, lấy cục phèn chua to (bằng quả quýt) xát vào nách, bảo đảm trong 2-3 ngày mùi hôi nách không tỏa ra. Sắp vào nhà ai, nếu mồ hôi đang đầm đìa, hãy lấy ngay cục phèn chua xát vào nách sẽ hết mùi hôi.
BS Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống