Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Nghiện nhắn tin – Coi chừng bị bệnh đau cổ

Điện thoại di động là nguồn gốc của một căn bệnh thời đại mới: bệnh đau cổ mà người Anh gọi là “text-neck”. Bất cứ ai nghiện nhắn tin đều trải nghiệm ít nhiều cảm giác này do sai tư thế đầu khi sử dụng điện thoại.
Điều đáng lo là “text-neck” ngày càng phổ biến trong giới trẻ Âu-Mỹ. IRBMS, một viện nghiên cứu sức khỏe và y tế cấp vùng phía Bắc nước Pháp, cho biết “hơn 20% người sử dụng điện thoại di động cho biết họ dành từ hai đến bốn tiếng trong ngày để nhắn tin”. Đây là một xu hướng rất xấu cho sức khỏe. “Text-neck” là một bằng chứng hùng hồn.
Tại sao đau cổ?
Đầu tiên, cụm từ “text-neck” chỉ những cơn đau và mỏi cổ sau khi miệt mài nhắn tin. Ngữ nghĩa này sau đó đã được mở rộng để chỉ chứng đau cổ do sử dụng các loại thiết bị điện tử có màn hình, từ điện thoại thông minh đến máy tính bảng.
Nguyên nhân đau cổ được xác định là do màn hình không nằm ngang tầm mắt người sử dụng. Để xem, người sử dụng thường phải cuối mặt xuống, chiếc cằm gần chạm ngực khiến cần cổ bị cong. Đây là một tư thế rất có hại vì lâu ngày cơ cổ bị căng cứng, thậm chí các đốt xương cổ bị xô lệch.
Bác sĩ Lea Gluszak, chuyên gia về xương ở Paris, giải thích: “Đầu con người nặng trung bình từ 4,5 kg đến 5,5 kg. Cổ và vai chúng ta không thích hợp để chịu đựng sức nặng đó trong một thời gian dài”.
Ảnh minh họa:Internet
Sai tư thế cổ không phải là thủ phạm duy nhất. Tư thế cánh tay, cùi chỏ, bàn tay và ngón tay cũng góp phần của mình. Theo y học Trung Quốc, sự va chạm đầu các ngón tay lên một vật cứng ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Khi bạn bấm phím điện thoại di động bằng ngón tay cái, lòng bàn tay bị lật ngửa lên trời, cổ tay xoay chuyển không ngừng. Đây là một tư thế bất thường có thể làm đau nhức đầu ngón tay vì lúc đó cần cổ bạn bị căng cứng.
Ngoài ra, theo bác sĩ Pascale Rekeneire, chuyên gia về Shiatsu (xoa bóp kiểu Nhật), khi bạn nhắn tin hoặc đọc email, cơ mặt căng cứng và mắt nheo lại. Lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, điều này có thể khiến bạn đau cả đầu, đau nửa đầu mãn tính, mất ngủ, xây xẩm mặt mày và, trong vài trường hợp, bị loạn thị giác.
Làm gì để tránh ?
Không nên đợi đến đau cổ triền miên, phải hành động ngay bây giờ. Sau đây là vài mẹo hữu ích cho các bạn lỡ nghiện nhắn tin và chat.
-    Sau khi nhắn tin, chat, bạn nên xoay cổ vài vòng để làm giãn cơ bên cột sống.
-    Ngồi làm việc, cần giữ thẳng cột sống (không ngả ra đàng sau để tựa lưng), hai bàn chân giữ chặt trên mặt đất, cánh tay đặt trên bàn, cẩn cổ thẳng, màn hình để ngang tầm mắt.
-    Thường xuyên rời mắt khỏi màn hình nhìn ra xa để mắt được nghỉ ngơi và cần cổ trở về tư thế tự nhiên.
-    Sau hai tiếng làm việc với máy tính hoặc điện thoại di động nên rảo bước để làm giãn cơ chậu và hít thở sâu.

Suy nghĩ sai lầm về về bệnh quai bị

Mùa đông xuân là thời điểm bùng phát quai bị. Nhiều người cho rằng chỉ có trẻ con mới bị, khi đã bị biến chứng viêm tinh hoàn thì sẽ dễ vô sinh về sau.
Bệnh quai bị do virus gây nên, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt là trẻ ở tuổi học đường 5-6 tuổi. Bệnh rải rác quanh năm, nhưng thường gặp nhiều vào cuối đông, đầu xuân.
1. Trẻ trai mắc quai sẽ bị vô sinh
Diễn biến bệnh thường nhẹ, trẻ có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho, sau đó thấy sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên. 5-7 ngày sau bệnh có thể tự hết nếu diễn biến thông thường.
Đây là một bệnh lành tính, tỷ lệ biến chứng không nhiều, chỉ là một phần một nghìn. Trẻ trai có thể bị viêm tinh hoàn, xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm nặng hơn, sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, một trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh. Nhưng không phải trẻ nào bị viêm tinh hoàn cũng dẫn đến vô sinh, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết.
Khoảng 13% trẻ bị viêm tinh hoàn bị biến chứng vô sinh. Thực tế biến chứng này thường không hay xảy ra ở trẻ trước tuổi dậy thì.
Ngoài ra trẻ cũng có thể bị viêm não, màng não, với các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, ói mửa, cứng cổ... cũng có khi bị co giật. Biến chứng ở não thường gặp ở trẻ với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi sưng đau ở tuyến mang tai.
suy-nghi-sai-lam-ve-ve-benh-quai-bi
2. Dùng miếng cao dán để chữa bệnh
Khi con bị quai bị nhiều cha mẹ đi mua miếng cao dán vào phía mang tai để chữa. Tuy nhiên, theo phó giáo sư Dũng nó chỉ có tác dụng giảm đau chứ không làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh. Bệnh do virus gây nên, vì thế việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng đặc biệt là châm chọc ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Nếu trẻ sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol cũng có thêm tác dụng giảm đau. Hoặc có thể đắp ấp vùng tuyến mang tai để giảm đau.
3. Người lớn không bị bệnh
Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đáng chú ý những năm gần đây số bệnh nhân là người lớn ngày một nhiều hơn theo thống kê tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Đây đều là những ca nặng, đã có biến chứng như: viêm tụy cấp, viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm não... Vì thế quá trình điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trung bình thời gian điều trị tại viện 3-4 tuần. Trong 5 năm sau đó bệnh nhân phải được theo dõi biến chứng. Lý do vì người lớn chưa được tiêm ngừa hoặc đã được ngừa nhưng đã hết miễn dịch.
Bên cạnh đó, nhiều người vì nghĩ đã lớn thì sẽ không mắc các bệnh này nữa nên không có ý thức phòng. Trong khi đó theo phó giáo sư Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), virus theo đường hô hấp nên bệnh lây lan rất nhanh.
Chăm sóc bệnh tại nhà:
- Hạn chế tiếp xúc với người xung quanh cả người lớn và trẻ con, cách ly 10-14 ngày. Nguyên tắc nói bệnh lây ở trẻ con nhưng khi bố mẹ chăm sóc, virus do trẻ bắn ra thì người lớn có thể bị bệnh hoặc thành trung gian truyền bệnh.
- Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế chạy nhảy.
- Đồng thời chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng, súc miệng bằng nước sát khuẩn.
- Chế độ ăn thức ăn mềm, nấu chín kỹ, chia thành nhiều bữa, như nấu súp để người bệnh dễ ăn, đồ ăn lỏng.
- Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau...
Cách phòng bệnh tốt nhất là đưa trẻ trên 1 tuổi đi tiêm phòng. Trường hợp nào chưa tiêm mà đã bị thì không cần tiêm với điều kiện phải chẩn đoán chính xác.
Khi nào cần đưa trẻ đến viện:
- Bé trai có biểu hiện sưng, đau tinh hoàn, sờ rắn lại còn bé gái là đau bụng dưới, đau khi sờ nắn... Trẻ có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng.
- Bé thấy đau đầu, nôn... biểu hiện của viêm não - màng não
- Với những trẻ bị suy giảm miễn dịch như đang dùng corticoid, bị thận hư, khớp... nguy cơ bị biến chứng cao hơn.

Bệnh hôi nách có bị lây?

Bệnh hôi nách có bị lây?

Hôi nách chỉ xuất hiện khi đến sau tuổi dậy thì và bệnh này không lây.
Hôi nách chỉ xuất hiện khi đến sau tuổi dậy thì và bệnh này không lây, tuy nhiên bạn cũng không nên mặc chung quần áo với người khác để giữ vệ sinh và để tránh lây các bệnh ngoài da khác.
benh-hoi-nach-co-bi-lay
Để làm giảm bớt mùi hôi, người bị bệnh này nên tắm rửa hằng ngày với xà-bông (có loại xa-bông giúp làm giảm mùi hôi), cạo sạch lông nách, thoa lăn nách khủ mùi, giảm bài tiết mồ hôi, tránh ăn hành, tỏi, cà-ri, uống rượu.
Nên mặc áo rộng tay để thoáng khí và thay quần áo thường xuyên, vì mồ hôi khô trong quần áo cũng có thể gây mùi hôi.
Ngoài ra, còn có những phương pháp giải phẫu, chích độc-tố botox, và dùng thuốc trụ sinh để diệt vi-trùng ở nách. Những cách trị liệu này cần có bác sĩ chỉ định và theo dõi.

Bệnh thường gặp ở bàn chân

Bệnh thường gặp ở bàn chân

Bàn chân có nhiệm vụ chính là chống đỡ sức nặng cơ thể, đẩy cơ thể về phía trước. Bàn chân cũng có bệnh tật khiến cho con người không đi đứng được vì đau đớn.
Sau đây là một số bệnh tật thường thấy của bàn chân.
Ðau gót chân:
Ðau xảy ra khi ta vận động hoặc làm các công việc hàng ngày. Ðau gót chân thường thấy ở lớp người ngoài 40 tuổi mà lại hoạt động nhiều. Ở lớp tuổi này, sức đàn hồi của gân và dây chằng nơi gót chân đều giảm bớt. Với dấu hiệu chính là cảm giác đau ngầm đôi khi cách quãng ở dưới bàn chân hoặc chung quanh gót chân. Nếu không điều trị, cường độ đau tăng dần.
benh-thuong-gap-o-ban-chan
Viêm bao hoạt dịch ngón chân:
Ðây là sự sưng dầy và gây đau ở các mô bào chung quanh xương ngón chân cái. Nguyên nhân có thể là do thừa kế gia đình (bàn chân giao chỉ) hoặc đi giầy quá chật, gót quá cao.
Qua sự cọ xát với giầy, lớp mô này càng ngày càng dầy lên, gồ ghề, viêm và gây cảm giác đau. Lâu ngày, nếu không điều trị đi đứng sẽ bị khó khăn.
U dây thần kinh:
Một dây thần ở bàn chân có thể bị kẹp giữa hai ngón chân thứ ba và thứ tư vì mang giầy quá chật, bóp xương các xương vào với nhau. Lâu ngày, dây thần kinh đó phản ứng lại bằng cách tạo ra một cục u, gây ra đau. Cảm giác đau lan cả xuống các ngón chân.
Chai cứng da:
Chai là một vùng da ở trên hoặc giữa hai ngón chân dầy cứng lên. Ngón chân cái và ngón út thường hay bị chai. Chai cũng thấy ở gót chân. Nếu chai quá dầy và gây đau, khó khăn đi lại, nên tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Ngón chân búa:
Ngón chân búa là một trong nhiều loại biến dạng của ngón chân. Ngón chân bất thường cong xuống như hình chữ C hoặc cụp xuống như móng chân chim, vì các sợi gân của ngón chân co lại, kéo đầu ngón chân xuống và khớp lại cong lên. Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng tới dây thần kinh bàn chân cũng có thể là rủi ro gây ra biến dạng ngón chân.
Mụn cóc bàn chân:
Mụn cóc thường thấy ở lòng bàn chân và do một loại virus gây ra. Virus có ở nơi ẩm ướt, người nhiễm phải khi đi chân đất. Thường thường mụn cóc trên da ở các nơi khác mọc ra ngoài, nhưng ở bàn chân lại mọc sâu vào trong vì sức nặng cơ thể đè lên bàn chân. Do đó, cảm giác đau mạnh hơn khi đi đứng.
Bệnh nấm ngón chân:
Nấm thông thường tấn công bàn chân thuộc nhóm Trichophyton. Bàn chân luôn luôn ngứa ngáy khó chịu với các mụn nước, da chóc, nứt nẻ, mùi hôi. Có thể giải quyết nấm với bột thuốc chống nấm hoặc kem chống nấm có hoạt chất clotrimazole, theo sự chỉ định của bác sĩ.
Móng chân mọc trong da:
Do cạnh móng chân mọc lẹm vào trong da thịt, gây ra đau và có thể nhiễm vi khuẩn. Ngón chân cái thường hay bị bệnh hơn các ngón khác. Trường hợp bệnh nhẹ, ngâm bàn chân trong nước ấm khoảng 15 phút cho da và móng mềm và loại hết mủ dưới móng.
Ngoài ra, một số thay đổi khác xuất hiện trên bàn chân cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh như: Sưng phù một bàn chân có thể là do huyết cục tĩnh mạch nằm sâu hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết; Sưng phù hai bàn chân trong bệnh tim, thận, gan; Ðầu ngón chân và cổ chân đau, nóng và đỏ trong bệnh thống phong (gout)...
Bởi vậy, bàn chân cũng cần được chăm sóc chu đáo như đi giày dép phù hợp, vệ sinh đôi bàn chân... để chân luôn luôn trong tình trạng tốt lành.

Nhận biết và phòng ngừa đứt dây chằng khi chơi thể thao

Một chấn thương khá phổ biến trong khi chơi thể thao là đứt dây chằng. Nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý để lại những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Thế nhưng không phải ai cũng biết mình đang gặp chấn thương này hoặc có những cách xử lý không phù hợp để lại những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Theo BS Ngô Thành Ý, khoa y học thể thao BV Nhân dân 115 (TP.HCM), những môn thể thao có tính đối kháng như đá bóng, bóng rổ, võ thuật... dễ bị đứt dây chằng nhất vì thường xuyên xảy ra những va chạm mạnh.
Không biết bị đứt dây chằng
Anh Lê Hồ Minh Bằng (Q.6, TP.HCM) là bệnh nhân mới được phẫu thuật nối dây chằng tại khoa y học thể thao BV Nhân dân 115 (TP.HCM). Anh Bằng cho biết tháng 7 năm ngoái trong một lần đá bóng, khi bị chấn thương anh nghe khớp gối của mình kêu một tiếng rắc rất giòn, sau đó đầu gối sưng vù, đau và không co lại được.
Anh Bằng chỉ uống một vài loại thuốc, sau đó gối bớt sưng và giảm đau dần nên anh nghĩ mình đã khỏi. Hơn một năm nay anh Bằng vẫn đi lại được nhưng rất khó đi khi lên cầu thang và không thể chơi thể thao được.
Gần đây, anh cảm nhận chân mình ngày càng yếu đi, teo lại và bắt đầu đau nhức mà không rõ nguyên nhân. Mãi tới lúc khám ở BV Nhân dân 115 để kiểm tra mới biết mình bị đứt dây chằng khớp gối khá lâu. Bệnh viện phải phẫu thuật nối dây chằng bằng phương pháp nội soi cho anh Bằng.
Theo BS Ngô Thành Ý, đứt dây chằng khớp gối khi chơi thể thao là chấn thương có xu hướng gia tăng. Điều đáng lưu ý có rất nhiều người không hề biết mình bị đứt dây chằng. Bởi vì khi bị đứt dây chằng khớp gối chỉ sưng một thời gian, sau đó hết sưng và bệnh nhân vẫn đi lại được, không có biểu hiện đau nhiều, chỉ khó khăn trong chơi thể thao và vận động mạnh. Biểu hiện đau nhức chỉ xuất hiện khi các phần xung quanh khớp gối như sụn chêm, sụn khớp bị tổn thương.
BS Thành Ý cho biết dây chằng và cơ có tác dụng giữ cho khớp gối được vững chắc, dây chằng đóng vai trò đến 70% trong việc giữ vững khớp gối. Trong số các dây chằng quanh khớp gối thì dây chằng chéo trước đóng vai trò chủ lực, chịu tải nhiều nhất nên rất dễ bị đứt khi gặp những va chạm. Nếu dây chằng đứt mà không được phẫu thuật tái tạo kịp thời thì khớp gối sẽ bị xộc xệch, lâu ngày khớp sẽ dần bị tổn thương và thoái hóa nghiêm trọng.
nhan-biet-va-phong-ngua-dut-day-chang-khi-choi-the-thao
Muốn tránh, chớ nhậu
Bác sĩ Ý cho biết ngày càng nhiều người có điều kiện chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người chơi thể thao không đúng cách, không có phương tiện bảo vệ khi chơi, sân bãi và thời gian chơi cũng không phù hợp thì rất dễ dẫn đến chấn thương, trong đó có đứt dây chằng.
Để hạn chế bị đứt dây chằng, theo bác sĩ Thành Ý, ngoài việc khởi động kỹ và đúng cách để gân cũng như cơ sẵn sàng vào cuộc, nên chơi thể thao vào buổi sáng hoặc giờ chính, tránh chơi buổi trưa hoặc buổi tối, vì khi đó cơ thể đang mệt mỏi cần được nghỉ ngơi. Sau khi chơi thể thao nên đi lại nhẹ nhàng, thả lỏng để đưa cơ thể về trạng thái ổn định rồi mới chuyển qua hoạt động khác.
Một thói quen phổ biến của nhiều người chơi thể thao là sau khi chơi thường rủ nhau đi nhậu lai rai. Đây là một thói quen không những ảnh hưởng xấu cho các bộ phận cơ thể như tim mạch, não, thận, gan... mà còn làm cho cơ mệt mỏi. Khi cơ mệt mỏi, nhiệm vụ giữ vững khớp gối dồn hết "trách nhiệm" cho dây chằng, làm dây chằng ngày càng yếu đi và rất dễ bị đứt dù chỉ gặp những va chạm nhẹ.
Một số lưu ý
Bác sĩ Ý cho biết khi va chạm mà nghe tiếng rắc trong khớp, không thể đi lại bình thường, khớp bắt đầu sưng lên và đau cần nghĩ ngay đến đứt dây chằng.
Gặp tình huống này cần nhanh chóng chườm đá lạnh, nẹp gối cố định và đến bác sĩ để được thăm khám. Tuyệt đối không thoa dầu nóng hay đắp thuốc lá vào chỗ sưng vì sẽ làm mạch máu tại đó giãn ra, gây nên tình trạng chảy máu nhiều hơn, thậm chí có thể gây bỏng da do quá nóng.
"Có nhiều bệnh nhân bị đứt dây chằng nhưng không đến bác sĩ mà ở nhà tự ý đắp thuốc lá. Khi đến bệnh viện thì vùng da ở chỗ chấn thương đã bị bỏng", bác sĩ Ý nói.
Khi bệnh nhân được xác định đứt dây chằng, các bác sĩ sẽ tiến hành mổ để tái tạo dây chằng. Hiện phương pháp mổ nội soi được áp dụng chủ yếu. Hai ngày sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể xuất viện, đi lại được, nhưng để phục hồi hoàn toàn thì cần tập phục hồi chức năng sáu tháng sau phẫu thuật.
Những bài tập này được các bác sĩ hướng dẫn và lên lịch hợp lý. Sau thời gian tập phục hồi chức năng, bệnh nhân nên đến bác sĩ kiểm tra xem mình có thể chơi thể thao được hay chưa vì việc phục hồi còn tùy từng người khác nhau.
Cuối cùng BS Ngô Thành Ý nhấn mạnh: có ba đối tượng không nên phẫu thuật tái tạo dây chằng. Đó là người trên 60 tuổi, người có các bệnh nội khoa chống chỉ định với phẫu thuật vì khi mổ có thể gây ra những tai biến.
Trẻ em dưới 15 tuổi, ở độ tuổi này băng sụn tiếp hợp đang phát triển, nếu phẫu thuật sẽ làm lệch chiều cao giữa hai chân. Những trường hợp này nên dùng nẹp để gối vững hơn, có chương trình tập luyện riêng, tạo điều kiện cho cơ và các dây chằng khác xung quanh khớp gối mạnh lên. Với trường hợp trẻ em, khi đã trưởng thành có thể phẫu thuật để tái tạo dây chằng.

Đề phòng mẩn ngứa da mùa lạnh

Đề phòng mẩn ngứa da mùa lạnh

Theo các bác sỹ, mẩn ngứa da là một bệnh thường hay gặp vào mùa đông.
Hiện trung bình mỗi ngày Khoa Khám bệnh, BV Da liễu TƯ tiếp nhận khám cho khoảng trên 200 bệnh nhân thuộc đủ mọi lứa tuổi vì bị mẩn ngứa da.
Người lớn, trẻ em đều bị bệnh
Tại phòng khám do BS Nguyễn Thành phụ trách ở BV Da Liễu TƯ, dù chưa hết buổi sáng số bệnh nhân đến khám đã lên đến hơn 60 người. Chị Nguyễn Thị Dơn (ở đường Thổ Quan 1, quận Đống Đa) đang chờ đến lượt khám cho biết: Cứ đến mùa rét, chị lại khốn khổ vì ngứa, nhất là vùng đùi và chân. Thấy da khô, chị mua kem dưỡng ẩm thoa lên chỗ ngứa vẫn không có tác dụng. Nghĩ do mồ hôi gây ngứa vì mặc nhiều áo nên chị thường xuyên tắm nước nóng và dùng xà phòng xát vào chỗ bị ngứa mà… vẫn ngứa. Không chịu được, chị gãi đến sạm cả đùi để giải tỏa cơn ngứa. Kết quả là càng gãi, những chỗ ngứa càng ngứa hơn.
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng bị mẩn ngứa do thời tiết thay đổi. Cháu Hoàng Văn Trung (Hà Đông, Hà Nội) được mẹ đưa vào khám với hai bên má sưng nhẹ và đỏ ửng như bôi son. Mẹ của cháu cho biết, da của bé rất nhạy cảm nên dễ bị dị ứng khi thời tiết thay đổi. Trước đó một tuần trên má cháu nổi vài chấm đỏ, tưởng cháu chỉ bị nẻ nên chị mua nước muối rửa cho con nhưng không đỡ. Vết đỏ trên má cháu ngày càng lan rộng, chị lại mua thuốc mỡ tra mắt để bôi nhưng được một hôm thì da má cháu bị dị ứng, sưng phồng lên, đau rát.
"Ngứa do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số người, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Song người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc, tránh để da bị viêm. Khi ra ngoài trời lạnh, cần đeo găng tay, đội mũ để tránh lạnh và bảo vệ da khỏi bốc hơi nước. Ngoài ra cần ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo", BS Đinh Doãn Thạch nói.
Theo BS Nguyễn Thành, vào mùa đông thường hay gặp ngứa do dị ứng thời tiết và viêm da cơ địa. Khi dị ứng trên da sẽ nổi những nốt sần, phù, màu đỏ và gây ngứa những phần hở, từ đó có thể lan toàn thân. Nguyên nhân do mùa lạnh tuyến mồ hôi ít hoạt động làm da khô, người bệnh lại lười uống nước nên lượng nước cung cấp cho da bị thiếu. Triệu chứng khô da sẽ kích thích dây thần kinh ở đầu mút da khiến cho người bệnh gặp phải triệu chứng da khô mốc lên, gây ngứa toàn thân.
BS Đinh Doãn Thạch, Trưởng Khoa khám bệnh (BV Da liễu Hà Đông) cho biết một nguyên nhân nữa là do mùa đông giá lạnh, nhất là nhiệt độ giữa ngày và đêm thay đổi lớn làm kích thích cơ địa ở những người có sức khỏe yếu, làn da mẫn cảm gây dị ứng da. Nhiều trường hợp vào khám trong tình trạng da bị dị ứng nặng, vết viêm da bị nhiễm trùng do người bệnh chủ quan không chữa trị ngay hoặc tự mua thuốc điều trị không đúng chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc…
de-phong-man-ngua-da-mua-lanh
Những thói quen xấu tăng ngứa
Theo BS Thạch, thói quen xấu trong chăm sóc da mùa đông sẽ làm chứng ngứa da nặng hơn nhiều. Chẳng hạn như tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng. Việc tắm quá nhiều càng khiến da bị khô, nên mỗi ngày tắm một lần là tối đa trong mùa lạnh, những người da quá khô chỉ nên tắm 3 - 4 lần/ tuần. Tắm nước quá nóng và quá lâu sẽ làm mất hết các chất nhờn bảo vệ da, làm da mau khô và nứt nẻ. Mùa lạnh chỉ nên tắm bằng nước đủ ấm. Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, an toàn nhất là dùng kem dành cho trẻ em. Việc sử dụng hóa chất, xà phòng tẩy rửa cũng sẽ càng làm ngứa tăng thêm.
Một thói quen nữa cũng rất có hại cho da trong mùa đông là uống ít nước. Mùa đông thậm chí da còn cần nhiều nước hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là thao tác đơn giản nhất để bù nước cho da.
BS Nguyễn Thành khuyến cáo, người bị dị ứng cơ địa thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Bởi vậy khi thời tiết thay đổi cần chú ý giữ nhiệt độ cho cơ thể, khi ngủ không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa. Đặc biệt, khi thấy da có biểu hiện bị dị ứng, sẩn ngứa thì không được chủ quan, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ vết dị ứng, không chà xát mạnh quanh vết dị ứng để tránh bị nhiễm trùng. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn cần sớm đến bệnh viện chuyên khoa khám, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.
Việc sử dụng máy sưởi thường xuyên cũng chính là tác nhân khiến da bị mất nước, làm da bị khô và ngứa. Bạn nên dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng chỉ nên ở mức 22 - 30oC đừng để quá nóng. Người có cơ địa dị ứng cần tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, bố... Tránh mặc quần áo quá chật kẻo da bị cọ xát, dễ gây kích thích tại chỗ. Những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua... cũng cần hạn chế ăn.

Phòng tránh trướng hơi, đầy bụng

Phòng tránh trướng hơi, đầy bụng

Dù là triệu chứng phổ biến do nhịp độ ăn uống, do thực phẩm không đảm bảo hay hệ tiêu hóa kém, thì trướng hơi là những chứng bệnh rất khó chịu.
Nóng rát dạ dày: Các triệu chứng thường xảy ra 2 giờ sau một bữa ăn tối thịnh soạn. Khi nằm có thể gây trào ngược nên cơn đau sẽ xuất hiện vào ban đêm.Stresscũng là một yếu tố gây đau dạ dày. Có khi những người mắc chứng trào ngược thường cảm thấy dễ chịu vào cuối tuần, khi được nghỉ ngơi.
Theo Santé thì cách nhẹ nhàng nhất là thay đổi thói quen ăn uống có thể làm biến mất cảm giác nóng rát dạ dày trong vòng 4 tuần. Lời khuyên ở đây là hỗ trợ tăng cường sức chịu đựng của niêm mạc bằng cách giảm tạo áp lực cho dạ dày với các thực phẩm kháng ô xy hóa như rau củ quả, rau mầm hấp hơn là đồ chiên xào, nướng và ăn sống; không uống quá 2 ly sữa mỗi ngày. Nhai kỹ hơn một chút và bữa tối nên nhẹ nhàng, ít chất lỏng, ăn trước giờ ngủ ít nhất là 2 tiếng đồng hồ.
phong-tranh-truong-hoi-day-bung
Đường ruột yếu: Các triệu chứng thường gặp là đau bụng, khó chịu, đầy hơi, rối loạn chuyển hóa (táo bón hay tiêu chảy hoặc xen kẽ cả hai). Những triệu chứng này kéo dài quá 6 tháng và gây khó chịu cho bạn ít nhất là 3 ngày trong tháng, thì chắc chắn rằng bạn đang mắc chứng dị ứng đường ruột.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ là nguyên nhân gây nên chướng hơi do khó tiêu, kể cả thành phần gluten, lactose và đường công nghiệp. Vì vậy, khi mắc bệnh đường ruột yếu, nên chọn thực phẩm ít chất xơ, không chứa gluten và lactose.